Chấp nhận là cách thế duy nhất để đảm bảo sự sống còn của Giáo hội tại Trung Quốc

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 06-10-2017 | 23:09:49

Trung Quốc là một quốc gia cộng sản và có rất ít cơ hội để sớm thay đổi, vì thế để tồn tại, Giáo hội Công giáo phải có óc thực tế và tìm kiếm một lập trường của việc tôn trọng lẫn nhau đối với chính quyền, một linh mục 90 tuổi người Trung Quốc thuộc dòng Tên nói.

“Tôi là một người lạc quan, hơn hết là vì tôi tín thác vào Thiên Chúa. Thiên Chúa là Chúa tể của lịch sử nhân loại. Bất kể lịch sử nhân loại có tiến triển thế nào, nó không bao giờ trở nên không liên quan đến kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa”, linh mục Dòng Tên Joseph Shih, người đã trở về Thượng Hải cách đây 10 năm sau khi giảng dạy trong hơn ba thập niên tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriô tại Rome, cho biết.

Bishop Michael Yeung Ming-cheung of Hong Kong celebrates Mass Sept. 27, the feast of St. Vincent de Paul, at the Cathedral of the Immaculate Conception. St. Vincent de Paul is the patron saint of all works of charity. (CNS photo/Francis Wong)

Giám Mục Michael Yeung Ming-cheung của Hong Kong cử hành lễ Thánh Vincent de Paul vào ngày 27 tháng 9 tại thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm. (CNS photo/Francis Wong)

Vị linh mục hiện đang sống tại Zikawei, trước kia là một ngôi làng Kitô giáo nằm ở ngoại ô Thượng Hải. Thị trấn đã trở thành một trung tâm thương mại, nhưng Nhà thờ Thánh Inhaxiô vẫn còn yên đó. Mỗi cuối tuần, có tất cả bảy Thánh lễ, linh mục Joseph Shih nói, và nhà thờ “lúc nào cũng chật ních người”.

Trong một cuộc phỏng vấn dài với tờ La Civilta Cattolica, một tạp chí Dòng Tên được kiểm duyệt tại Vatican trước khi xuất bản,linh mục  Shih đã kêu gọi những người ngoài cuộc hãy chấm dứt việc mô tả Công giáo tại Trung Quốc với việc bao gồm hai Giáo hội, một Giáo hội chấp nhận sự kiểm soát của chính phủ và Giáo hội kia thì không, và vị vậy họ tồn tại một cách bí mật.

“Những người Công giáo sống tại Trung Quốc nhận thức được những định nghĩa này, nhưng họ biết cách phân biệt giữa lĩnh vực chính trị liên quan đến tôn giáo của chính quyền và đức tin của chính họ”, linh mục Shih nói. “Đối với họ, tại Trung Quốc chỉ có một Giáo hội: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền”.

Quả thực đúng là, linh mục Shih nói, Giáo hội có “hai cộng đồng riêng biệt, mỗi cộng đồng đều có các vị Giám mục và linh mục riêng”, và mỗi cộng đồng đều có cách tiếp cận riêng đối với những hạn chế do chính phủ áp đặt.

Nhưng việc “cẩu thả” tạo ra những khác biệt trong một nỗ lực làm cản trở đối thoại giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc “là hết sức vô ích đối với đời sống cũng như sứ mạng của Giáo hội tại Trung Quốc”, linh mục Shih nói.

“Chính phủ Trung Quốc là một chính quyền cộng sản. Đây là một điều gì đó sẽ không thể thay đổi trong khoảng một thời gian dài”, linh mục Shih nói. Nhưng để tồn tại, Giáo hội tại Trung Quốc phải có một số mối liên hệ với chính phủ.

“Vậy mối tương quan đó là gì? Đối lập ư? Điều đó có thể dẫn đến một sự thất bại”, linh mục Shih nói. “Thỏa hiệp ư? Không, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc Giáo hội đánh mất đi căn tính của chính mình. Vì vậy mối quan hệ duy nhất có thể xảy ra đó chính là việc chấp nhận lẫn nhau”.

Linh mục Shih khẳng định “việc chấp nhận không giống như sự thỏa hiệp. Sự thỏa hiệp nghĩa là trao một điều gì đó cho người kia, đến mức mà người kia cảm thấy mãn nguyện” trong khi “việc chấp nhận thì lại không cho đi điều gì cả, cũng không đòi hỏi người kia phải nhượng bộ”.

“Hiện nay đang có một cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc”, linh mục Shih nói. “Tôi hy vọng rằng Tòa Thánh sẽ không thách thức chính phủ Trung Quốc với những lý tưởng quá xa vời và phi thực tế, vốn buộc chúng ta phải lựa chọn giữa Giáo hội và chính phủ Trung Quốc”.

Linh mục Shih cho biết rằng những lập trường cứng rắn đối với các mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc cũng như tác động tàn phá của nó đối với các cá nhân có thể nhận thấy trong trường hợp của Đức Giám mục phụ tá Địa phận Thượng Hải, Đức Cha Thaddeus Ma Daqin.

Quả thực hết sức bất thường, việc bổ nhiệm của Ngài đều đã được cả chính phủ và Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI chấp thuận. Nhưng trong buổi lễ tấn phong vào năm 2012, Đức Ma tuyên bố Ngài đã không còn giữ bất cứ vị trí nào trong Hiệp hội Công giáo yêu nước. Ngài đã lập tức bị quản thúc tại gia và chính phủ đã huỷ bỏ việc bổ nhiệm của Ngài.

Vào tháng 6 năm 2016, Đức Cha Ma đã viết một bài đăng trên blog cho biết rằng quả quả là một sai lầm khi rời khỏi Hiệp hội Công giáo yêu nước, một cơ quan mà chính phủ sử dụng để giám sát Giáo hội. Và, vào dịp Lễ Phục Sinh năm 2017, Ngài đã công khai cử hành Thánh Lễ cùng với một Giám mục thuộc hiệp hội yêu nước vốn không được Tòa Thánh công nhận.

Các phương tiện truyền thông phương Tây đã nói về “sự phản bội”, linh mục Shih nói. “Tôi biết khá rõ về Đức Giám Mục Ma Daqin. Ngài đã không thay đổi định hướng, cũng không phải là Ngài đã đầu hàng, tôi nghĩ rằng Ngài đã “thức tỉnh”.

“Như quý vị thấy, nhiều người nói rằng họ yêu mến Trung Quốc, nhưng họ có một ý tưởng hết sức trừu tượng về đất nước”, linh mục Shih nói. Đức Cha Ma yêu mến “một Trung Quốc thực sự, một Trung Quốc hiện tại, một Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản. Vì vậy, Ngài không còn tin rằng Giáo hội nhất thiết phải phản đối chính phủ Trung Quốc”.

“Thậm chí ngay cả khi Ngài đang bị quản thúc tại gia, Ngài đã cố gắng tích cực tham gia chính phủ của mình”, linh mục Shih nói. “Tôi hy vọng Tòa Thánh sẽ chấp nhận và cho phép Ngài tiếp tục cố gắng”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết