Cầu nguyện và vấn nạn xã hội

Trên mạng, lan truyền lời kêu gọi biểu tình ngày 1/5, để ủng hộ tinh thần những người dân miền Trung đang rơi vào thảm hoạ môi trường, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền nhanh chóng minh bạch thông tin trước dân chúng.

Biểu tình vì môi trường tại Sài Gòn sáng 1/5. Ảnh Internet

Biểu tình vì môi trường tại Sài Gòn sáng 1/5. Ảnh Internet

Sáng 30/4 tôi vẫn chưa quyết định được việc tham gia hay không tham gia. Tuy nhiên, đến trưa, sau khi trao đổi với vài người bạn có cùng những thôi thúc bên trong, tôi sắp xếp việc gia đình và chuẩn bị vài thứ lặt vặt để hôm sau tham gia cùng mọi người.

Sáng 1/5, trước giờ hẹn trong thông báo, một bạn rủ đến cầu nguyện với Đức Mẹ. Đứng cầu nguyện trước tượng Nữ Vương Hòa Bình, nhìn xa xa là những nhóm áo xanh, áo vàng nhân viên công lực mà lòng hồi hộp lẫn buồn buồn. Hồi hộp vì ở đâu thế nào không biết, nhưng ở Việt Nam sự xuất hiện dày đặc những nhân viên này không báo hiệu điều gì tốt lành cho đoàn tuần hành sắp tới. Buồn buồn vì từ khi nào nhà cầm quyền này đã gây ra cảnh chia rẽ, mâu thuẫn – nhiều khi hành xử với dân như quân thù một cách rất nghịch lý – giữa những nhân viên sống bằng tiền thuế của dân và người dân đóng thuế để được hưởng những phúc lợi từ nhà nước phục vụ công ích!

Đúng giờ, nhóm chúng tôi hướng về điểm hẹn. Vừa bước đến nơi cũng là lúc đoàn biểu tình đã hình thành và bắt đầu di chuyển. Kéo nhau hoà vào đoàn người vui như trẩy hội. Tạ ơn Chúa vì tiếng nói cho công bằng, cho lẽ phải, cho tình yêu đã cất lên.

Về nhà, lướt qua các trang mạng xã hội, ngoài những ý kiến đồng tình với cách biểu lộ của hàng ngàn người tuần hành hôm nay, cũng có những ý kiến thờ ơ, hoặc ngược lại không ủng hộ, vì muôn vàn lý do.

Trước một vấn nạn xã hội, mọi người đều phải liên đới và có bổn phận tham gia góp sức để giải quyết. Ai phủ nhận điều này, là phủ nhận nguyên tắc LIÊN ĐỚI trong giáo huấn của Giáo hội, về việc xây dựng một xã hội phù hợp với phẩm giá con người.

Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ này vô cùng đa dạng nên xã hội tự bản thân cũng là một xã hội đa nguyên, đa dạng. Cụ thể, trước thảm họa môi trường, có người tham gia bằng cách hành động công khai, có người tham gia bằng cách hành động kín đáo, có người tham gia bằng cách xắn tay áo lên “bước vào hiện trường”, nhưng cũng có người chỉ từ xa hướng đến bằng lời cầu nguyện.

Tôi muốn được chia sẻ với ai, trước vấn nạn xã hội, chọn cách chỉ đứng từ xa cầu nguyện (đây là chọn lựa riêng, không phải do hoàn cảnh bó buộc) nhưng lại không tán thành những cách hành động không giống mình.

Bạn sẽ cầu nguyện cho ai và cầu nguyện điều gì?

Cầu nguyện cho công lý tại nhà thờ Thái Hà

Cầu nguyện cho công lý tại nhà thờ Thái Hà

Càng quan sát, càng trải nghiệm qua việc hành động thì tôi càng thấy khi ta hoạt động với lòng nhiệt thành, nóng bỏng, mà không dành đủ thời gian, đủ tâm trí để cầu nguyện sâu xa, nối kết với Chúa thực sự, thì càng dễ rơi vào cái hố kiêu căng, ngạo mạn, xét đoán, kết án … Vì vậy, chọn lựa cầu nguyện là một chọn lựa cần thiết, căn bản và rất khôn ngoan.

Như sách Xuất hành đã kể: “ A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim. Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê: “Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa.” Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo: ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các ông Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi. Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế. Nhưng ông Mô-sê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông A-ha-ron và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên” (Xh 17,8.13).

Nghĩa là nếu từ lương tâm, bạn chọn lựa chỉ cầu nguyện và bạn có khả năng kết hiệp sâu xa với Chúa, thì ngoài những gì bạn cầu nguyện theo cái nhìn của bạn xin hãy làm như Mô-sê, cầu nguyện cho và cầu nguyện thay cả phần những người đang chọn xắn tay áo lên “bước vào hiện trường”. Để “dân Ít-ra-en ngày nay” đừng bị kéo tuột khỏi tương quan với Chúa tể trời đất, là Chủ mọi sự trong vũ trụ này mà trở thành “dã tràng xe cát biển Đông”.

Có như thế, nguyên tắc Liên Đới mới được thực thi trọn vẹn.

Can Đê

Liên Đi là gì?

Liên đi là mt đc tính luân lý, là một nguyên tắc xây dựng xã hội.

Theo Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, “Liên đới không phải là một cảm giác thông cảm mơ hồ hay đau buồn hời hợt trước những bất hạnh của người khác. Ngược lại, liên đới là có mt quyết tâm va chc chn va kiên đnh muốn dấn thân lo cho công ích”.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết