Caritas giải quyết những thách thức lớn trong cuộc khủng hoảng tại Thánh Địa

Sự tàn phá ở Dải Gaza (Ảnh: AFP)

Sự tàn phá ở Dải Gaza (Ảnh: AFP)

Tổng thư ký Caritas Quốc tế đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình về các nỗ lực nhân đạo của tổ chức trong bối cảnh xung đột ở Thánh địa và nói về nỗi tuyệt vọng của người dân cũng như nhu cầu hòa bình cho tất cả mọi người.

Vừa trở về sau chuyến viếng thăm Thánh địa, ông Alistair Dutton đã giải thích mục đích chính của chuyến hành trình của ông là dành thời gian cùng với đội ngũ nhân viên Caritas ở Giêrusalem và đến thăm Bethlehem và Ramallah ở Bờ Tây nơi tổ chức này đang hoạt động “để xem cá nhân họ đang làm việc và đối phó với tình huống như thế nào”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Vatican, Tổng thư ký Caritas Quốc tế đã bày tỏ sự bận tâm và gần gũi với tất cả các thành viên Caritas trong bối cảnh căng thẳng và việc đóng cửa gây tê liệt được thi hành kể từ ngày 7 tháng 10.

Cũng như những khó khăn mà các nhân viên cứu trợ phải đối mặt vì không thể tiếp cận những người cần được giúp đỡ nhất ở Gaza bị phong tỏa, ông Dutton đã kể về nỗi sợ hãi và e ngại của họ đối với tình hình của các đồng nghiệp của họ ở Dải Gaza.

Chúng tôi đã trò chuyện khi vừa nghe tin về cái chết của Issam Abedrabbo, một dược sĩ của tổ chức Caritas Giêrusalem, người làm việc tại Trung tâm Y tế Gaza và đã thiệt mạng cùng với hai con trai của mình trong một vụ đánh bom ở nơi được coi là một địa điểm an toàn ở Wadi Gaza.

“Đó là nhân viên thứ hai mà chúng tôi không may đã mất đi”, ông Dutton nói, nhắc lại cái chết của Viola vào tháng 10, một nhân viên khác của tổ chức Caritas Giêrusalem, người đã thiệt mạng cùng với chồng và con gái sơ sinh của mình dưới các vụ đánh bom không ngừng nghỉ.

“Đây chỉ là hai trong số hàng ngàn sinh mạng đã thiệt mạng”, Tổng thư ký Caritas Quốc tế than thở, “Thật là một điều tủi thẹn khủng khiếp. Thực sự đau lòng cho gia đình, bạn bè của họ và cho các đồng nghiệp của chúng tôi”.

Và ông Dutton nhấn mạnh, “nỗi đau, sự thất vọng và bất lực mà họ cảm nhận khi không thể hỗ trợ các đồng nghiệp như họ muốn ở Gaza, vì họ không thể vào Gaza hoặc đảm bảo nguồn tiếp tế”.

Nhấn mạnh những tổn thất về mặt cảm xúc khi cố gắng hỗ trợ từ xa, ông Dutton chỉ ra rằng câu hỏi chính khi kiểm tra điện thoại hàng ngày là “Mọi người vẫn còn sống chứ?”.

“Và vì vậy, khi điều đầu tiên bạn nghe thấy vào buổi sáng là người mà bạn đã gọi điện nhiều ngày không còn ở bên chúng ta nữa. Điều đó vô cùng đáng lo ngại”, ông Dutton nói, và đồng thời cũng cho biết thêm rằng đây là một khía cạnh khác của cuộc chiến đặt ra câu hỏi thực sự liên quan đến sức khỏe tâm thần của những người không ở Gaza. Họ đang tự hỏi ‘Tôi có thể tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ này cho nhân viên trong bao lâu khi cái giá phải trả, khi họ bị giết, là rất trực tiếp đối với tôi?'”.

Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa

Mô tả những khó khăn trong việc cung cấp viện trợ, ông Dutton giải thích, “Trong khi giao tranh vẫn đang diễn ra, hầu như không thể làm gì được: biên giới đã bị đóng chặt, đạn pháo và bom bay vèo vèo thường xuyên”.

Do đó, ông Dutton tiếp tục, không chỉ thực tế là không thể cung cấp hỗ trợ nhân đạo, mà đội ngũ nhân viên của tổ chức Caritas Giêrusalem ở Gaza cũng bị giới hạn trong các nơi trú ẩn để đảm bảo an toàn.

“Họ chỉ đang quanh quẩn trong nơi trú ẩn, không an toàn để rời khỏi đó”.

Việc chuyển tiền

Về mặt tích cực, ông Dutton giải thích “Chúng tôi đã xaoy sở một cách phi thường – hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động – vì vậy chúng tôi có thể chuyển một số tiền đến Gaza, nơi họ có thể mua thứ gì đó”.

Tuy nhiên, ông Dutton lưu ý tính chất tạm thời của sự hỗ trợ này và sự vắng mặt của phương thức cung cấp viện trợ thông thường dưới hình thức thông thường là cung cấp “tiền mặt bằng chuyển khoản ngân hàng và sau đó các nhà cung cấp địa phương sẽ cung cấp hàng hóa mà họ có thể mua”.

“Vì vậy, đó không chỉ nguồn cung cấp nhân đạo rất quan trọng mà còn là nguồn cung cấp thương mại để mọi người có thể mua đồ khi họ nhận được hỗ trợ bằng tiền mặt khi chúng đucợ chuyển đến”, ông giải thích.

Nếu không thì “mọi thứ phải quay trở lại với việc tập hợp và phân phối khẩu phần, điều này khó khăn hơn nhiều về mặt hậu cần trong thời điểm thuận lợi nhất, cũng như trong tình trạng hỗn loạn và tàn phá của Gaza vào lúc này, vốn thực sự sẽ cực kỳ khó khăn”, giải thích.

Suy thoái kinh tế ở Bờ Tây

Thảo luận về sự suy thoái kinh tế ở Bethlehem, Ramallah và Giêrusalem, ông Dutton cho biết rằng kể từ ngày 7 tháng 10, “tất cả các cửa khẩu giữa Giêrusalem và Bờ Tây đã bị đóng cửa và tất cả các giấy phép du lịch đều đã bị đình chỉ”.

Điều này đồng nghĩa với việc không ai trong số các nhân viên Caritas có thể di chuyển nên khả năng hoạt động của họ rất hạn chế, ông Dutton tiếp tục.

Ngoài ra, ông Dutton cho biết thêm, “Khoảng 200.000 người Palestine sống ở Bờ Tây đã không thể đi làm kể từ ngày 7 tháng 10, điều đó có nghĩa là họ không được trả lương và không thể chu cấp cho gia đình mình. Cái giá phải trả về mặt kinh tế của việc này đối với Israel cũng thực sự khá lớn”.

“Hòa bình đến với Thánh địa càng sớm”, Tổng thư ký Caritas Quốc tế kết luận, “thì điều đó sẽ tốt hơn cho Israel và người dân Palestine”.

Thiên Ân (theo Vatican News)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết