Khi Hội nghị về Khí hậu COP24 vẫn đang tiếp tục tại Ba Lan, Cơ quan Công giáo Phát triển ở nước ngoài (CAFOD), cơ quan viện trợ chính thức của Giáo hội Công giáo ở Anh và xứ Wales, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cam kết đối với năng lượng tái tạo và thông điệp mà nó mang lại cho hội nghị thượng đỉnh này.
Một báo cáo mới được đưa ra hôm thứ Tư 5/12, khi các cuộc đàm phán về khí hậu COP24 tiếp tục ở Katowice, Ba Lan, đã phát hiện rằng Đan Mạch và Anh là những quốc gia hàng đầu khi nói đến việc đưa ra những hành động chống lại vấn đề biến đổi khí hậu. Đan Mạch đã khử các-bon trong ngành điện của mình, tránh xa than, lắp đặt năng lượng tái tạo và giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch 90% trong thập kỷ qua. Anh, trong khi đó, có kế hoạch loại bỏ việc sản xuất điện đốt than vào năm 2025, mặc dù nó đã tụt lại phía sau trong việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo của các nhà nghiên cứu thuộc trường Imperial College của Anh, lưu ý rằng than đã cung cấp 2/5 lượng điện của thế giới trong 30 năm qua, hầu như không thay đổi trong thập kỷ qua vì phần sụt giảm ở hầu hết các nước phát triển đang bị phản đối bởi nhu cầu điện ngày càng tăng trong than các quốc gia châu Á nhờ vào than.
Hành động khẩn cấp
Tham dự hội nghị thượng đỉnh COP24 là một phái đoàn từ CAFOD, cơ quan viện trợ chính thức của Giáo hội Công giáo ở Anh và xứ Wales. Phát biểu ngay trước chuyến khởi hành với những người ủng hộ, với nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của họ, Giám đốc Vận động của cơ quan, ông Neil Thorns cho biết: “Tôi thiết nghĩ nếu như bạn nhìn vào những dấu chỉ của thời đại xung quanh chúng ta; nếu bạn nhìn vào con số những trận lũ lụt mà chúng ta đã chứng kiến. Chúng ta đã chứng kiến những trận hỏa hoạn; chúng ta đã chứng kiến việc nhiệt độ tăng cao hơn, tất cả xảy ra trong năm nay. Đã có những kỷ lục nhất quán đã bị phá vỡ trong năm nay. Tôi thiết nghĩ nếu như bạn nhìn vào khía cạnh khoa học, báo cáo khoa học vốn đã được phát hành bởi các nhà khoa học IPCC; nhóm các nhà khoa học liên chính phủ, họ không thể rõ ràng hơn về tính cấp bách của vấn đề này”.
Việc Chuyển sang năng lượng tái tạo
Khi được hỏi về việc liệu có một yếu tố sợ hãi liên quan đến việc chuyển sang năng lượng tái tạo hay không, và nếu có, liệu nó có thể được khắc phục không? Ông Thorns cho biết, điều này là hoàn toàn có thể được, và đồng thời ông cũng đã trích dẫn Vương quốc Anh như là một ví dụ về một quốc gia cam kết sử dụng năng lượng tái tạo. “Vấn đề thực sự là, tôi thiết nghĩ khi nói đến vấn đề về năng lượng tái tạo và việc chuyển sang năng lượng tái tạo; có vô số nền kinh tế của chúng tôi được dựa trên nhiên liệu hóa thạch … đó chính là một sự thay đổi cả về thái độ cũng như các nền kinh tế xung quanh nó, và đó chính là một sự thay đổi xét về mặt, có một số lợi ích rất quan trọng muốn giữ cho chúng tôi tận dụng và khai thác, nếu bạn muốn, các nguồn tài nguyên của trái đất.
Thông điệp của CAFOD
Giám đốc Vận động của cơ quan này cho biết rằng CAFOD sẽ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh COP24 này bằng cách kêu gọi hành động không chỉ đối với thế hệ này mà còn đối với cả các thế hệ tương lai. “Các đối tác của chúng tôi”, ông nhấn mạnh, “đã nhận thấy những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu trên bề mặt trái đất và chúng ta biết rằng thông điệp mà chúng ta cần mang đến đó chính là một sự tham vọng, vì vậy chúng ta cần hành động và chúng ta cần có được điều này một cách nhanh chóng; chúng ta cần có kinh phí”, đồng thời cũng cho biết thêm rằng các quốc gia giàu cần phải cam kết với mức độ tài trợ mà họ đã cam kết.
Minh Tuệ chuyển ngữ