Các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Suriname: 150 năm sứ vụ đặc biệt quan tâm đến những người nô lệ

Ngày 1/8/2016, lễ kính Thánh Anphongsô Maria de Liguori, đánh dấu kỷ niệm sứ vụ: 150 năm phục vụ của các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế (thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế) tại Suriname. Lễ kỷ niệm đã được cử hành trọng thể tại Paramaribo, nơi các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã có một sự hiện diện lịch sử đánh dấu bằng các công việc truyền giáo và phát huy việc tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền.

image_phpCFUFyC Ngày 31/ 8/1865, Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX đã ban hành một sắc lệnh liên quan đến việc bổ nhiệm một vị Đại diện Tông tòa Guyana tại Hà Lan (sau này được đổi tên thành Suriname) để chăm sóc mục vụ tại Tỉnh Dòng Dòng Chúa Cứu Thế Hà Lan . Việc chấp nhận sứ vụ này đánh dấu một chương mới trong sứ vụ ‘Đến với muôn dân’. Tháng 3/1866, Đức Cha Jan Swinkels, C.Ss.R cùng với 3 Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã đặt chân đến Paramaribo. Trong vòng 135 năm, Giáo Hội địa phương đã được trao cho Tỉnh Dòng Dòng Chúa Cứu Thế Hà Lan coi sóc. Qủa thật đáng buồn khi phải nói rằng khoảng thời gian từ năm 1880 đến năm 1890 Tỉnh Dòng đã không thể gửi các nhà truyền giáo đến đây, và chỉ có 3 đệ tử địa phương tại Suriname gia nhập Dòng.

 Nhận thức được những khó khăn trong công tác mục vụ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Suriname, chính phủ đã ngỏ ý đề nghị Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Brazil (URB) để tiếp nhận trọng trách này.

Một nhà truyền giáo Dòng Chúa Cứu Thế nổi tiếng nhất trong lịch sử Suriname không ai khác chính là Chân Phúc Peter Donders, C.Ss.R người Hà Lan. Paramaribo là một trung tâm buôn bán nô lệ tại Suriname cho đến khi nó đã bị bãi bỏ vào năm 1863. Trong nhiều lá thư, Chân Phúc Donders đã mạnh mẽ lên án việc đối xử tàn bạo và vô cùng bất nhân đối với những người bản địa châu Phi bị ép buộc phải làm việc trong các đồn điền.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết