Hoa Kỳ: Các trường Đại học Công giáo kêu gọi bảo vệ các sinh viên không có giấy tờ

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 26-05-2017 | 12:30:49

Sau các vụ trấn áp ngày càng gia tăng của chính phủ đối với vấn đề nhập cư, một lá thư được gửi đến Bộ An ninh Nội địa đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ của Công Giáo đối với các chương trình thúc đẩy việc trì hoãn trục xuất.

Empty_College_Classroom_Credit_Ryan_Tyler_Smith_via_Flickr_CC_BY_20_CNA_2_4_15

“Với tư cách là lãnh đạo của các trường cao đẳng và đại học Công giáo, chúng tôi hướng đến việc giáo dục các sinh viên đến từ mọi quốc gia khác nhau”, tuyên bố hôm 23 tháng 5 với hơn 65 chữ ký từ các hiệu trưởng của các trường Đại học Công giáo trên toàn nước Mỹ, cho biết.

“Theo cam kết này, nhiều tổ chức của chúng tôi đã trở thành nơi giúp đỡ cho các sinh viên không có giấy tờ và đáp ứng các tiêu chí đối với Chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) đối với Những Người Đến (Hoa Kỳ) Từ Thời Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals, gọi tắt là DACA). Chúng tôi rất quan tâm đến tương lai của các sinh viên không có giấy tờ trong các trường Đại học của chúng tôi”.

Lá thư đã được gửi đến ông John Kelly, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa. Lá thư đề nghị ông gặp gỡ lãnh đạo các trường Đại học Công giáo để thảo luận về sự tham gia và hiểu biết sâu hơn về các chính sách nhập cư hiện nay nhằm bảo vệ những người di cư không có giấy tờ mà không có các hành vi phạm tội.

“Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn các cơ quan thực thi di trú thế nào tại Bộ An ninh Nội địa, bao gồm Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới, tiếp cận những người đang ở trong diện DACA trong khi đang bị nhắm là mục tiêu của các hành động thực thi di trú, các cuộc đối đầu cảnh sát hoặc nơi công cộng”.

Tuyên bố này nhằm phản ứng lại Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan nơi cho rằng việc tạm hoãn cho phép đối với những người đến Hoa Kỳ từ thời thơ ấu không có giấy tờ không nhất thiết có hiệu lực về mặt pháp lý, nhưng họ ít ưu tiên hơn trong việc trục xuất, so với những người nhập cư không có giấy tờ với những cáo buộc về hình sự.

“Chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) đối với Những Người Đến (Hoa Kỳ) Từ Thời Thơ Ấu không phải là một tình trạng được pháp lý bảo vệ, nhưng những người thuộc diện này may mắn thuộc mức ưu tiên thấp hơn đối với việc thực thi di trú”, nhóm này cho biết trong một bài đăng tải trên tài khoản Tweet hồi tháng Ba vừa qua.

Những cá nhân đăng ký Chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) đối với Những Người Đến (Hoa Kỳ) Từ Thời Thơ Ấu còn được gọi là “Những kẻ Mơ mộng” (hay DREAMers) vì nhiều người đáp ứng các yêu cầu chung của Đạo luật (DREAM) Phát triển, Cứu trợ và Giáo dục cho Người chưa thành niên năm 2001.

Chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) đối với Những Người Đến (Hoa Kỳ) Từ Thời Thơ Ấu (DACA) là một chính sách được đưa ra bởi chính quyền Obama vào năm 2012. Chính sách hứa hẹn sẽ hoãn việc trục xuất trong hai năm đối với những người có đủ điều kiện theo các hướng dẫn bên dưới của chương trình.

Để đăng ký DACA, một người phải có độ tuổi dưới 31 tuổi trước tháng 6 năm 2012, đã chuyển đến Hoa Kỳ trước khi tròn 16 tuổi, có bằng tốt nghiệp trung học hoặc đang có ý định lấy bằng này, và không có tiền án tiền sự.

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng Giêng bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew, hơn 750.000 người di cư không có giấy tờ đã thoát khỏi nguy cơ bị trục xuất hoặc đã được giấy phép lao động kể từ khi chương trình này được đưa ra.

Chính quyền hiện hành có một sự giải thích chặt chẽ hơn đối với chính sách nhập cư so với chính quyền Obama, nhưng Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ không rút lại chương trình DACA. Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng các mục tiêu đối với việc cưỡng chế nhập cư sẽ là những tên tội phạm, chứ không phải là những “DREAMers”.

Việc đàn áp thẳng tay đối với vấn đề nhập cư là một mục tiêu chính trong chiến dịch của Tổng thống Trump. Theo Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan, hơn 41.000 nghi phạm di dân không có giấy tờ đã bị bắt giữ trong năm nay, tăng gần 38% kể từ cùng thời điểm vào năm ngoái.

Tuy nhiên, chỉ vì những “DREAMers” này không phải là những mục tiêu không có nghĩa là họ không bị ảnh hưởng.

Bức thư đã chỉ ra rằng 10 người thuộc diện DACA đã bị bắt giữ và một người khác đã bị trục xuất kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền vào năm nay.

DACA không bảo vệ pháp lý hoặc xác định tư cách pháp lý của cá nhân. Nhưng do Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ bác bỏ chính sách này để bỏ qua hành động pháp lý, mà họ [các Dreamer] có thể đã hoàn thành theo quy định của luật nhập cư.

Chính sách này không buộc chính phủ phải dừng hành động, và mặc dù chính quyền Trump đã nhấn mạnh việc bắt giữ những người nhập cư thuộc diện DACA là ít quan trọng, nhưng vẫn có một nguy cơ rằng những “DREAMers” sẽ vẫn là đối tượng của việc bị trừng trị.

Ông John Kelly xác nhận lời tuyên bố của Tổng thống Trump rằng những người nhập cư chẳng hạn như những “Dreamers” sẽ không phải là mục tiêu, mà chỉ những người nhập cư có hồ sơ hình sự. Tuy nhiên, ông Kelly thừa nhận rằng luật pháp đã bị phá vỡ trong các trường hợp vượt biên trái phép, và đồng thời cho rằng những “Dreamers” vẫn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

“Những người dân chẳng may rơi vào tay chúng tôi mà trong hầu hết các trường hợp chúng tôi không có sự lựa chọn, chúng tôi vẫn phải tiếp tục và đặt [mình] trong hệ thống”, ông Kelly phát biểu trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 23 tháng 4 với CBS.

Bức thư nói rằng việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương là một nghĩa vụ của người Kitô hữu, đồng thời đã hoan nghênh khả năng của chính sách nhằm giúp đỡ những sinh viên không có giấy tờ tại Hoa Kỳ. 

“Chính sách DACA đã cho phép sinh viên của chúng tôi tiếp tục việc học tập và theo đuổi nghề nghiệp trong các lĩnh vực họ đã lựa chọn, từ giáo dục đến y khoa, bất chấp những lo lắng cũng như tình trạng bất ổn”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết