Các tổ chức Công giáo phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng giữa tình hình hỗn loạn tại Haiti

Một người bán hàng nghệ thuật đường phố ở Port-au-Prince, Haiti, cầu nguyện khoảng một tuần sau khi Tổng thống Haiti Jovenel Moïse bị ám sát vào ngày 7 tháng 7. Các cơ quan Công giáo phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc hỗ trợ người Haiti sống trong bối cảnh nghèo đói và bất ổn xã hội và chính trị. (CNS / Reuters / Ricardo Arduengo)

Một người bán tranh nghệ thuật trên đường phố ở Port-au-Prince, Haiti, đang cầu nguyện khoảng một tuần sau khi Tổng thống Haiti Jovenel Moïse bị ám sát vào ngày 7 tháng 7. Các cơ quan Công giáo phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc hỗ trợ người Haiti sống trong bối cảnh nghèo đói và bất ổn xã hội và chính trị (Ảnh: CNS / Reuters / Ricardo Arduengo)

Vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moïse vào ngày 7 tháng 7 vừa qua là tín hiệu rõ ràng nhất về tình trạng hỗn loạn chính trị và xã hội đã và đang thách thức Haiti, quốc gia từ lâu kém phát triển nhất tại châu Mỹ.

Trong bối cảnh của tình trạng bất an lan rộng và cuộc khủng hoảng nhân đạo do nghèo đói gây ra, các nhà lãnh đạo và các cơ quan Công giáo đang nỗ lực giúp đỡ người dân Haiti và mang lại cho họ cảm giác hy vọng. Nhưng khó khăn quả là vô cùng lớn.

“Trong vài năm qua, Giáo hội chỉ đơn giản là không thể đưa ra bất kỳ phản ứng mang tính cấu trúc nào đối với các vấn đề của người dân”, Linh mục Firto Régis Dòng Thánh Giá, sống ở Carrefour, một thị trấn phía tây thủ đô Port-au-Prince, phát biểu với NCR.

“Không có thời gian để phản ánh và đề xuất các giải pháp thay thế mang tính hệ thống”, Cha Régis nói. “Mỗi tình huống mới đều cấp bách và cần được giải quyết ngay lập tức”.

Thật vậy, người dân Haiti đã phải đối mặt hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác kể từ trận động đất vào năm 2010, khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng và hơn 1,5 triệu người mất nhà cửa. Hai năm cuối cùng tại vị của Tổng thống Moïse đặc biệt hỗn loạn, với tỷ lệ đói nghèo và bạo lực ngày càng gia tăng. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của nước này giảm 1,7% vào năm 2019 và 3,8% vào năm 2020.

Nhiệm kỳ của Tổng thống Moïse lẽ ra phải kết thúc vào tháng 2 năm 2021, nhưng ông tuyên bố rằng sự bất ổn chính trị khiến thời gian cầm quyền của ông kéo dài đến năm 2017 đã cho ông thêm một năm tại vị.

Vào tháng Giêng, Tổng thống Moïse đã giải tán Quốc hội và lên kế hoạch trưng cầu dân ý để thay đổi hiến pháp của đất nước. Vào tháng 2, khi ông từ chối rời nhiệm sở, các cuộc biểu tình đã được tổ chức ở Port-au-Prince. Các cuộc biểu tình đã bị quân đội đàn áp, và hàng chục người đã bị bắt giữ.

Ông Moïse được cho là bị giết hại bởi một nhóm 28 lính đánh thuê nước ngoài. Các sĩ quan quân đội Colombia đã nghỉ hưu và hai người Mỹ gốc Haiti là một phần của nhóm bị cáo. Bác sĩ người Haiti có trụ sở tại Florida, Christian Emmanuel Sanon, đã bị cảnh sát Haiti cáo buộc là một trong những người chủ mưu của vụ án và đã bị bắt giữ vài ngày sau đó.

Ngày 20 tháng 7, Ariel Henry được bổ nhiệm làm Thủ tướng nước này. Các cuộc bầu cử dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng Chín.

Các cơ quan và các nhà lãnh đạo Công giáo Haiti cho biết rằng vụ sát hại tổng thống không gây ra một cuộc nổi dậy của quần chúng như nhiều người lo ngại.

“Cuộc khủng hoảng chính trị đã không thay đổi với vụ ám sát này”, Cha Régis nói. “Người dân đã âm thầm chờ đợi để biết ai đứng đằng sau vụ việc. Chỉ khi điều này xảy ra thì mới có thể có một phản ứng của quần chúng”.

Tuy nhiên, tình trạng di cư trong nước ngày càng gia tăng khi nhiều người rời khỏi các thành phố và chuyển đến vùng nông thôn, nhằm tránh một làn sóng bất ổn tiềm tàng.

Bầu khí của sự gián đoạn càng thêm căng thẳng bởi nguy cơ bạo lực. Một số khu vực trong nước về cơ bản được kiểm soát bởi các băng nhóm có vũ trang, những kẻ bắt cóc hoặc thậm chí giết hại những người qua đường.

Linh mục Firto Régis Dòng Thánh Giá làm việc tại một trường học ở Carrefour, một thị trấn phía tây thủ đô Port-au-Prince.Một trong những hoạt động của ngài đó là trò chuyện với các sinh viên tuổi teen sắp tốt nghiệp về nguyện vọng, những hoài bão cuộc đời, sứ mạng của họ với tư cách là những công dân và những người Công giáo. . "Trong vài năm qua, bầu không khí đã thay đổi. Họ biết rằng họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn khủng khiếp." (Được sự cho phép của Cha Firto Régis)

Linh mục Firto Régis Dòng Thánh Giá làm việc tại một trường học ở Carrefour, một thị trấn phía tây thủ đô Port-au-Prince.Một trong những hoạt động của ngài đó là trò chuyện với các sinh viên tuổi teen sắp tốt nghiệp về nguyện vọng, những hoài bão cuộc đời, sứ mạng của họ với tư cách là những công dân và những người Công giáo. “Trong vài năm qua, bầu không khí đã thay đổi. Họ biết rằng họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn khủng khiếp” (Được sự cho phép của Cha Firto Régis)

“Chúng tôi đã cảm thấy tình trạng căng thẳng như vậy mỗi ngày”, Sơ Ideneide Rêgo, sinh tại Brazil, phát biểu với NCR. Là một thành viên của Dòng Cát Minh Chúa Quan Phòng, Nữ tu Rêgo đã làm việc tại Haiti từ năm 2014 như thành viên của phái đoàn truyền giáo của các Giám mục Brazil tại đất nước này.

Nữ tu Rêgo giải thích rằng hầu hết người dân Haiti nghèo kiếm sống bằng cách bán hàng rong trên đường phố. Với việc không thể ra ngoài, họ đã bị ảnh hưởng nặng nề. “Trước đây tôi đã từng làm việc với các cộng đồng nghèo nàn ở Brazil, nhưng không gì có thể so sánh được với thực tế ở Haiti. Đó quả là một sự khốn khổ không thể diễn tả được”, Nữ tu Rêgo nói.

Cùng với một Nữ tu khác, Sơ Rêgo làm việc tại một khu ổ chuột ở Port-au-Prince có tên là Corail-Cesselesse, được hình thành bởi những người đã phải di tản do trận động đất xảy ra vào năm 2010.

“Ngày càng có nhiều cư dân gần đây sống tròn những túp lều được lợp bằng thiếc. Nhiệt độ cao bên trong đang khiến người dân hết sức khổ sở. Không có nước để sử dụng hoặc để uống”, Nữ tu Rêgo cho biết.

Phái đoàn truyền giáo của Nữ tu Rêgo đã hỗ trợ khoảng 300 gia đình. Những bà mẹ không thể cho trẻ bú là một phần của chương trình nuôi dưỡng. Những phụ nữ thất nghiệp được tham dự một chương trình dạy họ nấu ăn, may vá, thêu thùa và thực hiện các hoạt động khác có thể tạo thu nhập. Thanh thiếu niên được dạy mỹ thuật và thủ công, và những người cao tuổi có không gian để quay quần với nhau trong ngày.

Nữ tu Rêgo cho biết rằng Sơ chưa bao giờ phải chứng kiến nhiều tình cảnh bạo lực như trong những tháng cuối cùng của chính quyền Tổng thống Moïse. “Đất nước hoàn toàn bị kiểm soát bởi các băng đảng”, Nữ tu Rêgo nói.

“Đó là một nỗ lực hàng ngày để cho mọi người thấy rằng, bất chấp tất cả những điều đó, Thiên Chúa vẫn luôn đồng hành cùng với chúng ta mỗi ngày”, Nữ tu Rêgo nói.

Linh mục Régis cũng đã phải đối mặt với cùng một tình huống khó xử tại ngôi trường nơi ngài làm việc ở Carrefour. Một trong những hoạt động của ngài đó là trò chuyện với các sinh viên tuổi teen sắp tốt nghiệp về nguyện vọng, những hoài bão cuộc đời, sứ mạng của họ với tư cách là những công dân và những người Công giáo.

“Những sự kiện đó từng là những khoảnh khắc vui tươi. Trong vài năm qua, bầu không khí đã thay đổi. Họ biết rằng mình sẽ phải đối mặt với những khó khăn khủng khiếp”, Linh mục Régis nói.

Con đường từ ngôi trường của Linh mục Régis ở Carrefour đến trường đại học ở Port-au-Prince đã bị các băng nhóm cắt đứt. Sự bất ổn chính trị trong nước khiến các trường đại học liên tục phải đóng cửa, vì vậy số ngày học tập hiệu quả đã giảm xuống chỉ còn 90. Áp lực tâm lý đối với các sinh viên trẻ là không thể chịu đựng nổi, Linh mục Régis nói.

“Nhiều người trong số họ bị tổn thương sau khi chứng kiến các nạn nhân bị bắt cóc và bị sát hại”, Linh mục Régis nói.

Sơ Ideneide Rêgo Dòng Cát Minh trong bức ảnh được chụp ở đây với các trẻ em ở Port-au-Prince, đã làm việc tại Haiti từ năm 2014 như một phần trong sứ mệnh liên giáo đoàn của các giám mục Brazil tại quốc gia này. (Được sự cho phép của Sơ Ideneide Rêgo)

Sơ Ideneide Rêgo Dòng Cát Minh trong bức ảnh được chụp cùng với các em thiếu nhi ở Port-au-Prince, đã làm việc tại Haiti từ năm 2014 như một thành viên thuộc phái đoàn truyền giáo của các Giám mục Brazil tại quốc gia này (Được sự cho phép của Sơ Ideneide Rêgo)

Trong vài tháng qua, một số học sinh trong cộng đồng trường học đã trực tiếp hoặc gián tiếp trở thành nạn nhân của bạo lực. “Một học sinh 8 tuổi đã bị bắt cóc khi đang đến trường. Những học sinh khác gào khóc suốt ngày. Chúng tôi phải đóng cửa trường trong ba ngày”. Linh mục Régis cho biết.

Giáo hội Công giáo đã trở thành mục tiêu thường xuyên của những kẻ bắt cóc. Trong những tháng qua, một số thành viên thuộc hàng giáo sĩ và một số Nữ tu đã bị bắt cóc làm con tin.

Joseph chia sẻ rằng những nhà hoạt động như anh không có đủ phương tiện để giúp đỡ người nghèo, mặc dù họ muốn làm như vậy.

“Những người nông dân nhỏ lẻ đã phải lâm cảnh nghèo đói”, Joshep nói. “Nạn đói hoành hành khắp mọi nơi. Họ muốn tôi giúp đỡ, nhưng tôi thực sự bất lực không thể giúp họ”.

Những người dân Haiti sống ở nước ngoài đã theo dõi các sự kiện với sự đau buồn. Tại Brooklyn, nơi có hơn 90.000 người dân Haiti sinh sống, mọi người đã phản ứng rất đau đớn trước những sự kiện chính trị gần đây, Linh mục Jomanas Eustache, một công dân Haiti sống ở New York, cho biết.

“Gia đình chúng tôi sống ở đó và chúng tôi biết rằng bạo lực xảy ra ở khắp mọi nơi”, Linh mục Eustache, người đã làm việc với những người dân Haiti ở Brooklyn được khoảng 5 tháng, cho biết. “Không ai có thể cảm thấy yên tâm trước tình hình như vậy”.

Tại Brazil, vốn là điểm đến của ít nhất 130.000 người Haiti kể từ năm 2010, người dân đã cảm thấy “thất vọng” kể từ khi Tổng thống Moïse bị giết hại, Linh mục James-son Mercure, thuộc Dòng Scalabrinian gốc Haiti, cho biết. Linh mục James-son Mercure hiện đang sinh sống ở Porto Alegre, Brazil.

“Mọi người sợ hãi và muốn giúp đỡ gia đình của họ ở đó. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế ở Brazil đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn. Những người nhập cư mới đến không thể kiếm được việc làm và gửi tiền về cho người thân của họ”, Linh mục James-son Mercure nói.

Nhiều người Haiti đã rời Brazil và cố gắng đến Mỹ, nơi họ hy vọng sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn, Cha Mercure cho biết thêm.

“Có một khu phố ở Porto Alegre từng là nơi tập trung nhiều người dân Haiti. Giờ đây, hiếm khi thấy một người dân Haiti nào tại khu phố này”, Cha Mercure nói.

Linh mục Eustache cho biết ngài hy vọng các cơ quan Công giáo ở Haiti có thể giúp người dân không chán nản – hoặc bỏ cuộc.

“Haiti là đất nước của hy vọng”, Linh mục Eustache nói. “Chúng tôi sẽ không bao giờ đánh mất điều đó, cho dù thế nào đi nữa”.

Eduardo Campos Lima

** Eduardo Campos Lima có bằng báo chí và bằng Tiến sĩ văn chương tại Đại học São Paulo, Brazil. Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2017, anh ấy là giảng viên thỉnh giảng của Đại học Fulbright tại Đại học Columbia. Ông đã viết cho các hãng tin lớn, chẳng hạn như Reuters và tờ báo Folha de S. Paulo tiếng Brazil.

Minh Tuệ (theo NCROnline)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết