Các tín hữu Công giáo Trung Quốc thực sự nghĩ gì về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc?

Một thỏa thuận (nội dung cụ thể vẫn còn được giữ bí mật) giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh đã khiến các tín hữu phải đối mặt với những tình huống khó xử khó hiểu.

CHINA_-_TAIZHOU_ORDINATION_(600_x_450)

Gần đây tôi đã thực hiện một cuộc đi dạo chầm chậm lên một ngọn đồi cùng với một linh mục địa phương ở một khu vực xa xôi của Trung Quốc. Vị Linh mục ấy vẫn theo sát tôi khi chúng tôi leo lên một con dốc cao đến một nhà thờ kính Đức Mẹ, không phải vì ông ấy không đứng vững khi leo lên, mà vì vị linh mục muốn nói một cách thì thầm về những sự việc đang diễn ra ở Trung Quốc.

“Chính quyền địa phương đã cử những người thợ với những  thiết bị hạng nặng đến để ‘Hán hóa’ nhà thờ của chúng tôi”, vị linh mục nói với tôi, “điều đó có nghĩa là họ đã phá hủy các bức tượng ngoài trời của chúng tôi trong khi tất cả chúng tôi đều đau đớn chỉ biết lặng lẽ đứng nhìn. Chúng tôi có thể làm gì đây?”.

Vài ngày sau tôi có mặt ở một tỉnh khác tại một ngôi nhà của một người Công giáo dành cho những đứa trẻ mồ côi, những người cao niên và những người tàn tật nặng. Người phụ nữ phụ trách, một Nữ tu tận hiến, thông báo với chúng tôi rằng bức tượng Thánh Giuse lớn gần cổng trước gần đây đã bị chính quyền gỡ bỏ. Không có lời giải thích nào được đưa ra.

Điều làm tôi ấn tượng nhất về hai sự cố này đó chính là chúng đã xảy ra sau khi thỏa thuận tạm thời được ký giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018. Tình hình của người Công giáo ở Trung Quốc dự kiến sẽ được cải thiện sau thỏa thuận, thể nhưng cuộc sống của những người ngồi ở những hàng ghế trong nhà thờ vào mỗi Chúa nhật không kém phần phức tạp so với trước đây.

Công bằng mà nói, một số nơi tôi đến thăm đã phát triển mạnh hơn tôi đã từng chứng kiến trước đây. Nhưng đó là tất cả các địa điểm thường xuyên có sự lui tới của du khách nước ngoài, chẳng hạn như Bắc Kinh và Thượng Hải. Giáo hội ở Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới, một thời kỳ đòi hỏi cần phải có một số lời giải thích, và một điều đã truyền cảm hứng cho rất nhiều cảm giác lo lắng và bất đồng trong Giáo hội hoàn vũ.

Các sự kiện kể từ sau khi thỏa thuận được công bố vào ngày 22 tháng 9 năm ngoái chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh lớn hơn. Giáo hội đã bị buộc phải hoạt động dưới một chính phủ cộng sản vốn hoàn toàn trái ngược với niềm tin tín ngưỡng và thực hành tôn giáo, bất chấp những điều hiến pháp Trung Quốc đã khẳng định.

Điều 36 trong Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhấn mạnh: “Công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được tận hưởng tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Điều này được theo sát bởi sự cảnh báo rằng “nhà nước bảo vệ các hoạt động tôn giáo bình thường. Không ai có thể lợi dụng tôn giáo để tham gia vào các hoạt động phá vỡ trật tự công cộng, làm suy giảm sức khỏe của công dân hoặc can thiệp vào hệ thống giáo dục của nhà nước. Các cơ quan tôn giáo và các vấn đề tôn giáo không chịu bát kỳ sự thống trị nào của nước ngoài.

Nghịch lý ở đây đó chính là nhà nước phân biệt thế nào là “bình thường”, điều gì “can thiệp vào hệ thống giáo dục của nhà nước” và điều gì cấu thành nên “sự thống trị của nước ngoài”. Việc trở thành một tín hữu Công giáo ở Trung Quốc có hiệu lực có nghĩa là một người luôn bị đe dọa vì bị gắn mác là “bất thường”, không đồng bộ với các mục tiêu giáo dục được nhà nước chấp nhận và phải lệ thuộc vào một nhà lãnh đạo nước ngoài. Các tín hữu Công giáo Trung Quốc thường nói rằng “tự do tôn giáo” của họ chỉ tự do khi hoàn toàn tuân thủ các hệ tư tưởng của nhà nước.

Những người Công giáo Trung Quốc có trình độ muốn trích dẫn những lời của Hoàng đế Taizong (598-649) từ triều đại nhà Đường. Sau cái chết của một cố vấn yêu quý của mình, ông nói: “Với một chiếc gương bằng đồng, người ta có thể biết liệu anh ta có ăn mặc đúng cách hay không; với lịch sử như một tấm gương, người ta có thể hiểu được sự thăng trầm của một quốc gia; với một người đàn ông như một tấm gương, người ta có thể thấy rằng mình đúng hay sai”. Điều đó có ý muốn nói, người Công giáo Trung Quốc rất muốn ghi nhớ những hành vi trong quá khứ của Đảng một cách rõ ràng hơn để hiểu rõ những hơn động cơ hiện tại của nó.

Hai ví dụ sẽ minh họa cách người Công giáo đánh giá chính phủ hiện tại thế nào bởi lịch sử lâu dài của sự phân biệt đối xử chống lại Kitô giáo. Trong số các anh hùng của Giáo hội Trung Quốc có Candita Xu (1607-1680), cháu gái của học giả Paul Xu Guangqi – Phaolô Từ Quang Khải (1562-1633), bạn đồng hành của Linh mục Dòng Tên Matteo Ricci SJ (1607-1680). Bà đã tích lũy được một gia tài sản xuất lụa và thêu, và giúp tài trợ cho sứ mạng Dòng Tên ở Trung Quốc, xây dựng nhà thờ và thúc đẩy việc đọc kinh Mân côi hàng ngày. Ảnh hưởng và sự giàu có của gia đình bà Candita Xu đã hình thành nên nền tảng của sứ mạng Công giáo tại Thượng Hải, mà gần như đã hoàn toàn bị chính quyền cộng sản chiếm giữ vào năm 1955. Đức Giám mục của thành phố và nhiều linh mục đã bị bắt vì tội trở thành “những kẻ phá hoại tư tưởng ý thức hệ”.

Thậm chí ngay cả trước khi giành chiến thắng và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Đảng đã trải qua hơn một thập kỷ bạo ngược – và thậm chí là giết hại – người Công giáo. Đầu năm 1940, lực lượng Mao Trạch Đông đã bắt giữ và bắn chết 12 Tu sĩ Trung Quốc thuộc Hội Dòng được sáng lập bởi  nhà truyền giáo người Bỉ, Linh mục Frédéric-Vincent Lebbe (1877-1940). Người Công giáo Trung Quốc đã hy vọng rằng tình trạng bạo lực chống Kitô giáo của phong trào nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer Rebellion) năm 1900 sẽ không bao giờ được lặp lại, nhưng những lời hoa mỹ chính thức của Đảng đã ca ngợi ‘Boxers’ vì “sự phản kháng của họ đối với các Kitô hữu”, và những hình thức mới của ‘sự phản kháng’ được Đảng khuyến khích ngày càng chiếm ưu thế trong những năm 1940.

Điều giờ đây đã thay đổi trong bối cảnh Công giáo Trung Quốc đó chính là lần đầu tiên kể từ năm 1949, Vatican đã ngồi cùng bàn với Đảng và ký kết một thỏa thuận, mặc dù thỏa thuận này vẫn còn là một bí mật. Tại sao, các Kitô hữu Trung Quốc chất vấn, Vatican lại phải giữ bí mật với những người mà cuộc sống của họ đã bắt đầu bị ảnh hưởng? Thông thường, chính Đảng mới là người hoạt động bí mật, chứ không phải là các nhà lãnh đạo đức tin Công giáo.

Giờ đây chúng tôi nhận được một thông báo khác từ Rome. Vatican đã ban hành các hướng dẫn cho các linh mục và các giám mục Trung Quốc khi họ quyết định việc có nên ký các tuyên bố hứa hẹn tuân thủ các chính sách của nhà nước hay không, để đổi lấy việc có thể thực hành sứ vụ Công giáo của họ một cách hợp pháp.

Một vài ví dụ từ “Những hướng dẫn Mục vụ của Tòa Thánh liên quan đến việc đăng ký dân sự của các giáo sĩ tại Trung Quốc” sẽ phục vụ để minh họa lý do tại sao tài liệu mới này lại khiến nhiều người Trung Quốc không khỏi kinh ngạc.

Đoạn đầu của văn bản thừa nhận rằng các linh mục ở Trung Quốc bắt buộc phải ký một cam kết chính thức để hỗ trợ cho kỳ vọng của chính phủ rằng Giáo hội tuân thủ theo “nguyên tắc độc lập, tự chủ và tự quản”. Vì “quyền tự chủ” và “sự độc lập” về cơ bản là giống nhau, một sự giải thích tốt hơn đối với quy định của Trung Quốc sẽ là: “Tự quản, tự hỗ trợ và tự truyền bá”.

Nhà nước khẳng định rằng các giáo sĩ phải đồng ý bằng văn bản rằng Giáo hội không thể bị chi phối bởi bất kỳ thực thể nào bên ngoài Trung Quốc, kể cả Tòa Thánh; không thể chấp nhận bất kỳ sự hỗ trợ vật chất nào từ bên ngoài Trung Quốc; và không thể cho phép bất kỳ hoạt động truyền giáo nước ngoài nào.

Tài liệu của Vatican đối mặt với thực tế này với một khẳng định khá tò mò: “Tòa Thánh không có ý định ép buộc lương tâm của bất cứ ai …và tiếp tục yêu cầu việc đăng ký dân sự của các giáo sĩ diễn ra theo cách bảo đảm việc tôn trọng lương tâm và sự xác tín sâu sắc của Giáo hội Công giáo đối với những người liên quan”.

Các tín hữu Công giáo Trung Quốc tự hỏi liệu tuyên bố này có mang lại ý nghĩa gì hay không. Vì sao chính quyền Trung Quốc có thể “vừa tôn trọng lương tâm vừa có thể tôn trọng những xác tín sâu sắc của Giáo hội Công giáo” của các giáo sĩ, đồng thời yêu cầu họ phải ký một thỏa thuận rõ ràng trái ngược với niềm tin Công giáo?

Tài liệu của Vatican cố gắng giải quyết mâu thuẫn này bằng cách đề cập đến một phần của thỏa thuận vào hồi tháng Chín. “Thỏa thuận tạm thời, thừa nhận vai trò đặc biệt của Đấng kế vị Thánh Phêrô một cách hợp lý dẫn dắt Tòa thánh hiểu và giải thích ‘sự độc lập’ của Giáo hội Công giáo không phải theo nghĩa tuyệt đối, cả về thẩm quyền tinh thần và chính trị, mà là để khẳng định “rằng bản sắc Công giáo, không thể tách rời khỏi Đấng kế vị Thánh Phêrô”.

Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với các linh mục Công giáo ở Trung Quốc, người mà theo lương tâm của mình, có nghĩa vụ phải ký một tài liệu yêu cầu họ phải đồng ý rằng Giáo hội Trung Quốc “độc lập” với các thẩm quyền từ nước ngoài, và ở nhiều tỉnh yêu cầu họ phải ngăn chặn bất cứ ai dưới 18 tuổi không được phép bước vào nhà thờ hoặc thậm chí không được tiếp xúc với tôn giáo tại gia đình của mình? Ở Trung Quốc, nhà nước khẳng định tính ưu việt của mình đối với tôn giáo, và điều này không được chấp nhận đối với một người Công giáo vốn chấp nhận sự ưu việt của Thiên Chúa và Giáo hội hơn tất cả những thứ khác.

Những chỉ dẫn mới của Vatican cũng nói rằng, “Tòa Thánh tiếp tục đối thoại với chính quyền Trung Quốc về việc đăng ký dân sự của các giám mục và linh mục để tìm ra một cách thức, mà trong khi cho phép đăng ký, sẽ tôn trọng không chỉ luật pháp Trung Quốc mà còn cả Giáo lý Công giáo”. Những chỉ dẫn mới của Vatican cũng nói rằng, “Tòa Thánh tiếp tục đối thoại với nhiều tín hữu Công giáo Trung Quốc – cũng như các tín hữu Công giáo không phải là người Trung Quốc như tôi – cho rằng việc đòi hỏi họ điều hòa luật pháp Trung Quốc với Giáo lý của Giáo hội là ngây thơ, nếu không phải nói là phi lý”.

Các hướng dẫn khuyến nghị rằng một linh mục “chỉ rõ bằng văn bản” đối với các điều khoản đăng ký mà anh ta không đồng ý. Đây là một sự kỳ vọng kỳ lạ. Đảng trước đây đã không cho phép các tín đồ ký thỏa thuận với nhà nước cùng với một sửa đổi mà người ký không đồng ý với thỏa thuận này. Và nếu linh mục hoặc giám mục ký vào bản đăng ký được phép đưa ra một quy định như vậy, thì Vatican chắc chắn không thể đề nghị các giáo sĩ như vậy phải chịu sự phụ thuộc vào cách đối xử của nhà nước đối với các Kitô hữu Trung Quốc.

Cuối cùng, nếu Tòa Thánh đang yêu cầu các linh mục trong Giáo hội Thiên Chúa ký vào một bản đăng ký dân sự vốn đi ngược lại với Giáo huấn của Giáo hội, chống lại Giáo hội, và chống lại tôn giáo nói chung, các tín hữu Công giáo Trung Quốc không thể tránh khỏi việc chất vấn về việc Tòa thánh đã ký kết điều gì vào tháng 9 năm ngoái.

Truyền thông Công giáo đã dành nhiều sự quan tâm đối với các vị Hồng y, những người đã gửi đề nghị yêu cầu Tòa Thánh làm rõ về những tuyên bố và quyết định được đưa ra gần đây. Nổi tiếng nhất là năm ‘dubia’ (hay những điểm nghi vấn) liên quan đến Tông Huấn ‘Amoris Laetitia’ đã được đệ trình bởi bốn vị Hồng y vào năm 2018.

Giờ đây, một vị Hồng y khác, ĐHY Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen), một người đầy thẳng thắn, nguyên Giám mục Hồng Kông, đã đệ trình thêm ‘dubia’ gửi ĐTC Phanxicô. Họ quan tâm đến sự phù hợp và lành mạnh của những chỉ dẫn mới cho các linh mục và các giám mục Trung Quốc.

Các phương tiện truyền thông đã không nhận ra tính nghiêm trọng của những ‘dubia’ này, được ban hành bởi một Hồng y của Giáo hội. Về nguyên tắc, ‘dubia’ đệ trình lên ĐTC Phanxicô phản đối thẩm quyền của tài liệu mà họ đang thảo luận. Thành ngữ Latinh ‘lex dubia non obligat’ có nghĩa là “một luật nghi ngờ không ràng buộc”. Nói cách khác, ‘dubia’ của Đức Hồng Y Zen đặt vấn đề về khả năng chấp nhận những chỉ dẫn về việc các giáo sĩ Trung Quốc nên trả lời thế nào khi được yêu cầu ký vào một bản đăng ký dân sự để thi hành sứ vụ của họ.

Khi lần đầu tiên đọc những chỉ dẫn, Đức Hồng Y Zen đã ngay lập tức đặt một chuyến bay đến Rome, đi bộ đến dinh thự của Giáo Hoàng ‘Domus Sanctae Marthae’ và gửi ‘dubia’ đến Phủ Giáo Hoàng. ĐHY Zen đã được mời dùng chung bữa tối với Đức Thánh Cha vào tối hôm đó. Vào cuối bữa ăn, Đức Hồng Y Zen đã hỏi ĐTC Phanxicô về dubia của mình. ĐTC Phanxicô trả lời: “Tôi có thể xử lý vấn đề này”. Những vấn đề khác không được cho biết thêm.

‘Dubia’ của Đức Hồng Y Zen kết thúc bằng lời kêu gọi đầy nhiệt huyết: “Lạy Chúa, xin hãy thương xót Giáo hội tại quê hương đất nước chúng con, và xin đừng để cho những kẻ muốn phá hủy đức tin đích thực được thỏa mãn ý đồ của chúng”.

Đức Hồng y Zen không phải là nhà lãnh đạo Giáo hội duy nhất quan tâm đến tình trạng của tín hữu Công giáo Trung Quốc. Nhưng sự phiền muộn của ngài cho thấy rằng các tín hữu Công giáo ở Trung Quốc đang tuyệt vọng với bằng chứng cho thấy Rome hiểu rõ đức tin và cuộc sống của họ trong Giáo hội và hướng dẫn họ bằng sự khôn ngoan và sáng suốt.

Tôi thích hình ảnh của Trung Quốc như một con rồng. Ở Trung Quốc, sinh vật mang tính huyền thoại này là một sinh vật tốt lành, trong khi ở phương Tây, rồng được coi như là loài xảo quyệt và nguy hiểm. Dù phương Đông hay phương Tây đều đúng, JRR Tolkien đã đúng khi ông khuyên: “Phải hết sức cẩn trọng với những thứ nguy hiểm thực sự”.

Anthony E Clark

Anthony E Clark là Giáo sư lịch sử Trung Quốc và là Giám đốc Chương trình nghiên cứu Á châu tại Đại học Whitworth tại Spokane, Washington.

Minh Tuệ (theo Catholic Herald)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết