Các tín hữu Công giáo Trung Quốc lo ngại các quy định mới sẽ góp phần gia tăng đàn áp các hoạt động của họ

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 23-09-2017 | 04:49:15

Các quy định mới ở Trung Quốc quy định rằng nếu một nhóm tôn giáo nào tổ chức một hoạt động mà không được sự cho phép, các nhà chức trách có thể áp dụng mức phạt tối thiểu hơn 15.000 đô la. Doanh thu từ các cuộc tụ họp cũng như tài sản cũng có thể bị tịch thu. Ngoài ra, các nhà chức trách về tôn giáo của chính phủ có thể yêu cầu các quan chức Giáo hội, hoặc những người chịu trách nhiệm coi sóc các địa điểm, có thể bị sa thải khỏi chức vụ của họ.

20170809T1018-11053-CNS-VATICAN-CHINA-INFORMAL-BISHOPS_800-690x450HONG KONG – Các quan chức Giáo hội lo ngại rằng những quy định về tôn giáo mới được sửa đổi bởi chính phủ Trung Quốc, nhằm mục đích bảo vệ vấn đề an ninh quốc gia, sẽ được sử dụng nhằm gia tăng sự đàn áp đối với các hoạt động tôn giáo.

Đầu tháng 9, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo rằng sắc lệnh của hội đồng nhà nước về các quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Hai tới.

Anthony Lam, thư ký điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh tại Hồng Kông, đã phát biểu với ucanews.com rằng các điều khoản mới cho thấy các nhà chức trách đã không lắng nghe ý kiến của các cộng đồng tôn giáo trong suốt quá trình tham vấn cộng đồng.

Việc hoàn toàn kiểm soát đối với tôn giáo chính là mục đích, ông Lam nói, trong khi quy định năm 2005 lại cân bằng và tiết chế hơn.

Những thay đổi phản ánh các phong cách quản lý khác nhau của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình, ông lam cho biết thêm.

Ông Lam đã trích dẫn những hạn chế chặt chẽ hơn trong các quy định sửa đổi về những địa điểm “tôn giáo trái phép”. Ông đặt câu hỏi liệu một gia đình bị phát hiện thực hành các bài tập thiền có thể bị xem là bất hợp pháp hay không.

Ông Lam nhấn mạnh rằng cả cộng đồng công khai lẫn cộng đồng hầm trú của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Do những lỗ hổng trong các quy định, các cộng đồng công khai – mà các nhà lãnh đạo của họ đã đăng ký với chính phủ – có thể phải chịu những đòi hỏi tống tiền liên quan đến điều mà các nhà chức trách coi như là những địa điểm tôn giáo “trái phép”, ông Lam cho biết thêm.

Bản dự thảo các quy định đã được công bố vào năm 2014, nhưng phiên bản sau cùng gần đây đã được công bố. Các quy định bao gồm các chương về các điều khoản chung cũng như các nhóm tôn giáo, các địa điểm tôn giáo, nhân sự, tài sản và trách nhiệm pháp lý. Các quy định chi tiết về điều hình thành nên các cơ sở tôn giáo và các hoạt động tôn giáo cũng được bao gồm trong các quy định mới này, theo ucanews.com

Ying Fuk-Tsang, giám đốc Trường Thần học Chung Chi College tại Đại học Trung Quốc Hong Kong, phát biểu với ucanews.com rằng việc cương quyết đối với việc “cai trị bằng pháp luật” nhằm tăng cường kiểm soát đối với các vấn đề tôn giáo. Mặc dù chính phủ Trung Quốc cho biết thái dộ cương quyết được đưa ra để bảo vệ tự do tôn giáo của các công dân, nhưng ông Ying cho biết rằng điều này là không thể.

Chủ đề cơ bản đó là các thực thể tôn giáo không chỉ phải tuân thủ hiến pháp, luật pháp, các quy định và các điều khoản khác mà còn phải thực hiện “các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”.

Ông Ying cho biết về một số vấn đề vẫn còn chưa rõ ràng những gì được yêu cầu đối với các nhóm tôn giáo, các viện nghiên cứu và các tín hữu. Ông cho biết ông sợ rằng các quy tắc chặt chẽ hơn sẽ làm suy yếu tinh thần đức tin.

Cha Joseph, một linh mục thuộc cộng đoàn hầm trú thuộc Giáo phận Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, phát biểu với ucanews.com rằng Ngài lo ngại về việc tổ chức các hoạt động tôn giáo lớn bởi vì sẽ có những mức phạt rất cụ thể nếu như họ bị cho là không được phép.

Các quy định mới quy định rằng nếu một nhóm tôn giáo nào tổ chức một hoạt động mà không được phép, các nhà chức trách có thể áp dụng mức phạt tối thiểu hơn 15.000 đô la. Doanh thu từ các cuộc tụ họp cũng như tài sản cũng có thể bị tịch thu. Ngoài ra, các nhà chức trách về tôn giáo của chính phủ có thể yêu cầu các quan chức Giáo hội, hoặc những người chịu trách nhiệm coi sóc các địa điểm, có thể bị sa thải khỏi chức vụ của họ.

Cha John, tại tây bắc Trung Quốc, phát biểu với ucanews.com rằng các quy định mới và cũ về cơ bản là không khác nhau, nhưng “sợi dây kiểm soát” đã được thắt chặt.

Cha John cho biết thêm rằng cách tiếp cận khắc nghiệt hơn “không phải là tin tức tốt lành” đối với Giáo hội hầm trú, vốn đã từ chối tham gia Hiệp hội Công giáo Yêu nước.

Linh mục John lưu ý rằng Điều 5 của các quy định nói rằng tất cả các tôn giáo phải tuân thủ nguyên tắc độc lập và tự trị quốc gia, với các nhóm tôn giáo, các trường học và địa điểm không để bị kiểm soát bởi các thế lực nước ngoài.

“Bài báo này vẫn còn là một trở ngại không thể vượt qua được đối với sự thống nhất của Giáo hội Trung Quốc”, Linh mục John cho biết.

“Tôi không biết liệu rằng Vatican có thể nhận thấy rõ ràng điều này hay không”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết