Các tín hữu Công giáo tại Papua New Guinea là một dấu chỉ về tính phổ quát của Giáo hội

Một Giáo phận Công Giáo non trẻ ở vùng cao nguyên miền Nam của Papua New Guinea sở hữu một niềm tin sôi nổi và hiện đang ngày càng phát triển, vốn đã được người dân đã đón nhận như của chính họ, cho thấy tính phổ quát của Giáo Hội, một Giám mục địa phương cho hay.

“Đối với tôi, điều đó quả thực tốt đẹp biết bao và nó thực sự diễn tả bản tính Công giáo của Giáo Hội, và người dân đã đón nhận đức tin như một điều gì đó thực sự là của riêng họ, một điều gì đó thực sự có ý nghĩa đối với họ”, Đức cha Donald Lippert phát biểu với CNA.

Bishop_Donald_Lippert_of_Mendi_in_Papua_New_Guinea_Courtesy_of_the_Diocese_of_Mendi_CNA“Họ không coi đó như một điều gì đó xa lạ, như một điều gì đó đến từ bên ngoài. Đó là điều vô cùng quan trọng đối với họ và thực sự là của họ”.

Đức Cha Lippert, một người Capuchin gốc Mỹ, đang làm việc tại Papua New Guinea trong hơn 10 năm qua và đã trở thành Giám mục Giáo phận Mendi, một khu vực nép mình trong các ngọn núi, nằm ở vùng cao nguyên miền nam Papua New Guinea, kể từ năm 2012.

Giáo phận Mendi là một Địa phận còn khá non trẻ. Khi các nhà truyền giáo đầu tiên đến khu vực vào giữa những năm 1950, nơi đây chẳng có bong dáng của người Công giáo. Giáo phận Mendi hiện có 80.000 tín hữu Công giáo – chiếm khoảng 10% dân số.

“Chúng tôi hy vọng rằng đức tin sẽ phát triển lớn mạnh sau nhiều năm. Đó là những điều chúng tôi đặt hy vọng nơi đây”, Đức Cha Lippert nói.

Một dấu hiệu cho thấy sự lớn mạnh của đức tin đó là việc xây dựng một nhà thờ mới trong khu vực mục vụ tại Hedmari vào hội tháng Tám vừa qua. Đức Giám mục Lippert, người đã đến ngôi làng tại nông thôn này để cung hiến ngôi nhà thờ mới, cho biết rằng “người dân nơi đây rất vui mừng vì điều này”.

Ngôi thánh đường lâu năm đã hư hỏng trầm trong và cộng đồng đã nhanh chóng tiến hành xây dựng ngôi thánh đường mới. “Chính họ, không có bất kì một sự trợ giúp nào từ Giáo phận, không có bất kì sự giúp đỡ nào của các cơ quan bên ngoài, đã cùng nhau xây dựng một ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ ở một nơi nhỏ bé”, Đức Cha Lippert nói.

“Tôi không khỏi sững sờ khi lần đầu tiên chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ của ngôi thánh đường này”. Nhìn chung, người dân Papua New Guinea “rất vui mừng khi họ có thể xây dựng một thánh đường, cả về việc xây dựng một ngôi thánh đường về mặt vật chất cũng như về việc xây dựng một ngôi thánh đường là Dân Thánh của Thiên Chúa”.

Tuy chưa phải là một giáo xứ chính thức, Đức Giám mục Lippert giải thích rằng người dân Hedmari không chỉ là xây dựng một ngôi thánh đường, mà còn không ngừng nỗ lực để tự góp phần xây dựng Giáo hội.

“Họ đang trở nên độc lập hơn về mặt tài chính, họ có các tổ chức hội đoàn đang hoạt động ở đó, họ có được sự nhiệt huyết của giáo dân để lãnh đạo giáo xứ, và họ có rất nhiều thanh thiếu niên tham gia vào công việc chung của nhà thờ”, Đức Giám mục Lippert cho biết. “Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ có thể quay trở lại và chính thức công nhận nơi đây như một giáo xứ”.

Tuy nhiên, đức tin cũng đã phải đối mặt với một số khó khăn, một nơi đã trở thành một vùng xa xôi của vùng cao nguyên. Chẳng hạn như, tại Mendi, chỉ có một chuyến bay nhỏ đến đây mỗi tuần. Với điều kiện cơ sở hạ tầng nghèo nàn và các con đường đầu ổ voi ổ gà, việc đi lại có thể chính là một thách thức.

“Người dân sống trong một xã hội vô cùng hỗn loạn và vô định. Và như vậy Giáo hội, tôi thiết nghĩ sẽ tạo  cho họ một chỗ đứng vững chắc và có thể thực sự giúp họ vượt qua những thách thức mà họ có thể phải đối diện”.

Dĩ nhiên không ai có thể được miễn trừ khỏi những thách thức trong cuộc sống, Đức Cha Lippert nói, nhưng đó chính là niềm tin đem lại cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục.

Đức Cha Lippert cho biết rằng một trong những thành quả lớn nhất đối với đức tin Công giáo mà Ngài đã chứng kiến tại Papua New Guinea đó chính là sự tự do khỏi nỗi khiếp sợ. Trong quá khứ nhiều người dân “sợ ma quỷ, họ sợ các cuộc chiến tranh bộ lạc”, Đức Cha Lippert nói. “Sợ hãi chính là một động lực tuyệt vời và rất đặc trưng đối với cuộc sống của họ”.

“Nhưng với việc đón nhận đức tin Công Giáo, nỗi sợ hãi đó đang dần tan biến. Bởi vì họ biết quyền năng của Chúa Giêsu và sức mạnh của Chúa Thánh Thần vốn có thể xua đuổi mọi loài ma quỷ, hoặc bất kỳ nỗi sợ hãi nào mà họ có thể sẽ phải đối diện”.

Thậm chí cây Thánh giá đeo trước ngực Đức Cha Lippert cũng chính là dấu chỉ đức tin của người dân Papua New Guinea. “Nó được chế tác bởi một trong những người dân địa phương dành tặng cho tôi được làm từ vỏ ốc, một thứ vỏ ốc mà trước đây từng được người dân sử dụng làm tiền, đồng kina”, Đức Cha Lippert cho biết.

“Trên thực tế, đơn vị tiền tệ ngày nay vẫn được gọi là ‘kina’ vì vậy nó chính là một điều gì đó rất có giá trị đối với người dân nơi đây”.

“Vì vậy, anh ta đã lấy một trong những vỏ ốc này và đã có thể chế tác thành Thánh giá Giám mục vào trao tặng tôi khi tôi được tấn phong Giám mục; nó quả thật vô cùng độc đáo và hết sức tuyệt vời”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết