Việc đương đầu với chính phủ không có gì là mới mẻ đối với Cha Moon Kyu-hyun. Linh mục dòng Tên 70 tuổi đến từ Hàn Quốc đã đưa những tin tức quốc tế trở lại vào năm 1989, khi ngài vượt biên qua Bắc Hàn một cách bất hợp pháp.
Chuyến đi không được phê chuẩn của vị linh mục Công giáo là một hành vi chính trị nhằm phản đối luật An ninh Quốc gia nghiêm ngặt của Nam Triều Tiên, vốn ngăn cấm người dân miền Nam hầu như không được phép tiếp xúc với Bắc Triều Tiên.
Cha Moon lập tức đã bị bắt giữ ngay khi vừa trở về miền Nam. Và ngài đã phải sống cảnh lao ngục trong khoảng thời gian ba năm rưỡi.
“Hòa bình và hy vọng chính là tất cả của đời sống con người”, Cha Moon cho biết khi chia sẻ về những bài học kinh nghiệm trong khoảng thời gian phải sống trong nhà tù.
Cùng với tinh thần đó, Cha Moon – tên Thánh Phaolô – là thành viên của một nhóm các linh mục Công giáo đi đầu trong phong trào phản đối năng lượng hạt nhân đang ngày càng gia tăng ở Hàn Quốc.
Cha Moon nói rằng Ngài phản đối các loại vũ khí hạt nhân, bao gồm chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên vốn đã trở thành một phần lớn của những căng thẳng đang ngày càng gia tăng ở khu vực Đông Bắc châu Á.
“THAAD là một loại vũ khí chiến tranh. Chúng ta không thể có hòa bình nếu như chúng ta chuẩn bị gây ra chiến tranh”, Cha Moon nói khi đề cập đến hệ thống tên lửa phòng thủ gần đây đã được triển khai bởi quân đội Mỹ tại Hàn Quốc.
Ngoài vấn đề an ninh hạt nhân, Cha Moon và các nhà lãnh đạo Công giáo khác đang gây áp lực cho chính phủ Hàn Quốc trong việc cân nhắc lại sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Đó không phải là một đơn đặt hàng nhỏ vì đây là một quốc gia dựa vào hơn hai chục nhà máy điện hạt nhân cho khoảng một phần ba điện năng quốc gia.
“Việc tống khứ được năng lượng hạt nhân là cách duy nhất để có thể tồn tại, để có thể tự cứu lấy chúng ta và cứu lấy thế giới”, Cha Moon nói trong một cuộc biểu tình phản đối vấn đề năng lượng hạt nhân gần đây tại trung tâm thành phố Seoul, nơi các linh mục và nữ tu Công giáo tuyên bố một nỗ lực nhằm kêu gọi một triệu chữ ký nhằm ủng hộ cho chiến dịch của họ.
Một sự kiện đã giúp thúc đẩy người Công giáo Hàn Quốc tham gia vào phong trào phản đối năng lượng hạt nhân chính là sự cố lò phản ứng hạt nhân vào năm 2011 tại Fukushima, Nhật Bản.
Linh mục Cho Hyun-chul cho biết sự kiện này đã gây nhiều tiếng vang đối với phần đông công chúng Hàn Quốc, cho dù đó là người Công giáo hay không. Cha Cho dạy thần học tại Đại học Sogang tại Seoul.
“Tôi thiết nghĩ bởi vì chúng ta cùng chung số phận. Nếu Hàn Quốc xảy ra một tai nạn giống như tại Fukushima, thì có lẽ chẳng có chỗ cho chúng ta tồn tại ở đây. Sẽ chẳng có nơi nào an toàn hơn cả”, Linh mục Cho nói.
“Nó trực tiếp chống lại ý định của Thiên Chúa”, Cha Cho nói. Tất cả mọi Kitô hữu – Cha Cho cho biết thêm – “xác tín rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ, và chúng mang một trật tự thánh thiêng”. Cha Cho nói rằng mối đe doạ gây ra bởi vấn đề năng lượng hạt nhân đi ngược lại trật tự thánh thiêng này.
Hàn Quốc mang một nỗi lo sợ về vấn đề hạt nhân vào năm ngoái. Hồi tháng 9, hai trận động đất lớn đã xảy ra ở phía đông nam của quốc gia này, khiến bốn nhà máy điện hạt nhân phải tạm thời đóng cửa.
Ba tháng sau, người Hàn Quốc đã nhìn thấy một phiên bản hư cấu về những điều mà thảm hoạ hạt nhân toàn diện có thể xảy ra khi bộ phim “Pandora” được công chiếu vào tháng Mười Hai. Hàng triệu người dân Hàn Quốc đã xem bộ phim với mức đầu tư kinh phí lớn này và các nhà hoạt động phản đối các hoạt động hạt nhân Công giáo nói rằng nó đã giúp kêu gọi sự chú ý của công chúng đối với vấn đề này.
Người Công Giáo ở đây cũng đã tạo ra một liên minh khá bất ngờ. Nhật Bản và Hàn Quốc có một lịch sử lâu dài và đầy hỗn loạn, để thận trọng về vấn đề này. Nhưng hàng năm kể từ năm 2012, bà Kim Hyun Joo đã tham gia vào một nhóm những người Công giáo Hàn Quốc đã gặp gỡ những người Công giáo Nhật Bản để cùng nhau chung tay trong các hoạt động phản đối vấn đề năng lượng hạt nhân. Bà Kim là một nhà hoạt động phản đối vấn đề hạt nhân cùng với Dòng Tên tại Seoul.
“Khi tôi lần đầu tiên nói với mọi người rằng tôi có ý định sẽ đến thăm Fukushima, bạn bè và gia đình tôi đã không nghĩ đó là một ý tưởng hay”, bà Kim nói. Sau cùng, thành phố của Nhật Bản này là nơi đã xảy ra thảm hoạ hạt nhân thật sự.
“Nhưng mọi người cuối cùng cũng đã ủng hộ tôi”, bà Kim nói. Tất nhiên, nhiều người Hàn Quốc vẫn tiếp tục hoài nghi về người Nhật, cô cho biết thêm. Nhưng bà nói bà vẫn chưa nghe những người Hàn Quốc bày tỏ những ý kiến phản đối những người Nhật Bản khi bà nói với họ về công việc của bà với các nhà hoạt động Nhật Bản.
Các nhà lãnh đạo Công giáo ở Hàn Quốc đang noi theo tấm gương của ĐTC Phanxicô. Họ nói rằng vấn đề môi trường hiện đang là một vấn đề ưu tiên hàng đầu, mặc dù họ thừa nhận chiến dịch phản đối vấn đề năng lượng hạt nhân sẽ là một cuộc chiến hết sức dai dẳng và đầy khó khăn.
Có khoảng 5 triệu người Công giáo ở Hàn Quốc, chỉ chiếm khoảng 10% dân số. Theo Mục sư Kim Min-woong, một giáo viên lịch sử thế giới tại Đại học Kyung Hee, xét về thẩm quyền luân lý của họ, người Công giáo Hàn Quốc có một số ảnh hưởng thực sự, đặc biệt là những người theo phe chính trị.
“Tiếng nói của họ có thể dự đoán trước mọi vấn đề. Và họ đã khiến cho mọi người nhận thức rất rõ về những vấn đề mà chúng ta hiện đang phải đối diện”, Mục sư Kim cho biết. Ông là một Mục sư Tin lành và tự cho mình là một đồng minh chính trị của các linh mục Công giáo tự do liên quan đến các cuộc biểu tình phản đối vấn đề hạt nhân.
“Mặc dù họ chỉ là một cộng đồng thiểu số, thế nhưng cam kết của họ đã được rất nhiều người ủng hộ. Và như chúng ta biết, các linh mục này đều là những con người thanh liêm”, Mục sư Kim nói.
Tham nhũng là một vấn đề rất lớn trong cuộc bầu cử tổng thống trong tháng này. Tân Tổng thống của Hàn Quốc Moon Jae-in – cũng là một người Công giáo – cho biết ông sẽ giải quyết vấn đề tham nhũng.
Tuy nhiên, tin tức tuyệt vời nhất đối với các nhà hoạt động Công giáo phản đối vấn đề nhân nảy sinh khi ông Moon, trong chiến dịch tranh cử của mình, đã cam kết cắt giảm mạnh mẽ đối với các kế hoạch mở rộng ngành công nghiệp điện hạt nhân của chính phủ.
Minh Tuệ chuyển ngữ