Các tham dự viên Thượng Hội đồng về Hiệp hành tập trung vào người nghèo và dễ bị tổn thương trên thế giới trong ngày Lễ Thánh Phanxicô Assisi

Kết thúc tuần họp đầu tiên, các tham dự viên Thượng Hội đồng về Hiệp hành từ các châu lục khác nhau đã tập trung vào hoàn cảnh khó khăn của những người nghèo và dễ bị tổn thương trên thế giới tại một cuộc họp báo được tổ chức tại Vatican vào ngày 4 tháng 10 năm 2024, Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Kết thúc tuần họp đầu tiên, các tham dự viên Thượng Hội đồng về Hiệp hành từ các châu lục khác nhau đã tập trung vào hoàn cảnh khó khăn của những người nghèo và dễ bị tổn thương trên thế giới tại một cuộc họp báo được tổ chức tại Vatican vào ngày 4 tháng 10 năm 2024, Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Kết thúc tuần họp đầu tiên, các tham dự viên Thượng Hội đồng về Hiệp hành đến từ các châu lục khác nhau đã tập trung vào hoàn cảnh khó khăn của những người nghèo và dễ bị tổn thương trên thế giới tại một cuộc họp báo được tổ chức tại Vatican vào ngày Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi, 4 tháng 10.

Đức Giám mục Anthony Randazzo Địa phận Broken Bay, Úc, phát biểu với các nhà báo hôm thứ Sáu rằng những người thường bị Giáo hội lãng quên là những người nghèo và dễ bị tổn thương, bao gồm những người gặp bất lợi về kinh tế, người di cư, cộng đồng di cư và phụ nữ bị loại trừ hoặc “bị gạt ra bên lề đến những nơi nghèo đói và bạo lực”.

Tại Châu Đại Dương, Đức Giám mục Randazzo cho biết một số cộng đồng sống tại các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên ở Thái Bình Dương là một trong những cộng đồng “dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh” vì bị các công ty và quốc gia giàu có bóc lột.

Vị Giám chức tuyên bố rằng các nhà thờ và cộng đồng ở các quốc gia giàu có quá bận tâm đến “các vấn đề chuyên biệt của Giáo hội” có thể cảm thấy rất thoải mái và quên đi những người dễ bị tổn thương hoặc bị áp bức đang phải vật lộn để sinh tồn ở những nơi khác trên thế giới.

“Những người khác không thể sống, hoặc tồn tại đơn giản chỉ vì những người có quyền lực, quyền hành, thẩm quyền và giàu có quyết định rằng những vấn đề chuyên biệt đó là quan trọng nhất”, Đức Giám mục Randazzo phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu. “Xin đừng quên những người dễ bị tổn thương nhất”.

“Phụ nữ, những người ở nhiều nơi trong Giáo hội và trên thế giới bị đối xử như công dân hạng hai và hoàn toàn bị phớt lờ. Điều này thật đáng xấu hổ!”, vị Giám chức cho biết thêm.

Theo Báo cáo Di cư Thế giới năm 2024, một số người di cư từ vùng Cận Sahara đến Bắc Phi để thoát khỏi cảnh đói nghèo do hạn hán nghiêm trọng thường phải chịu cảnh bạo lực, lạm dụng hoặc bóc lột sau khi rời bỏ quê hương của họ.

Trong buổi họp báo, Đức Hồng y Tổng Giám mục Cristóbal López Romero Địa phận Rabat, Morocco, tuyên bố rằng mặc dù Giáo phận của ngài với 25.000 tín hữu tương đối nhỏ, nhưng họ đến từ các quốc gia khác nhau. Ngài cho biết ngày càng có nhiều người di cư từ vùng Hạ Sahara thuộc các cộng đồng giáo phận Rabat tham gia các cuộc họp Thượng Hội đồng khu vực kể từ năm 2021.

“Chúng tôi là một Giáo hội vì Vương quốc của Thiên Chúa. Đó là một điều gì đó thực sự là một cách đưa tính Hiệp hành vào thực tế theo một cách thức đơn giản nhưng hiệu quả. Tôi thiết nghĩ điều này nên được lặp lại theo một cách nào đó trong tất cả các Giáo phận, bằng cách tổ chức mọi thứ tùy thuộc vào tình hình địa phương và khả năng quy tụ lại với nhau”, Đức Hồng y López Romero nói với các nhà báo.

Nữ tu Xiskya Paguaga đến từ Nicaragua, một nhà báo và chuyên gia truyền thông làm việc trong lĩnh vực “truyền giáo kỹ thuật số”, đã nhấn mạnh rằng nhiều người nghèo và dễ bị tổn thương trên thế giới cũng có thể xuất hiện trong không gian ảo.

Phù hợp với chủ đề “Truyền giáo trong môi trường số” của Instrumentum Laboris, Nữ tu Paguaga lưu ý rằng Giáo hội cũng nên đặc biệt quan tâm đến những người dễ bị tổn thương, những người tìm kiếm sự an ủi và hỗ trợ thông qua các cộng đồng trực tuyến và nền tảng truyền thông xã hội.

“Chúng ta phải tiếp cận những người này. Những người bị tổn thương trong hành trình cuộc sống của họ và tự thể hiện mình thông qua các công cụ kỹ thuật số”, Nữ tu Paguaga nói với các nhà báo. “Đó là nơi chúng ta nên tập trung vào sự phân định của mình”.

Thượng Hội đồng về Hiệp hành sẽ bắt đầu tuần thảo luận thứ hai vào thứ Hai, ngày 7 tháng 10, ngày Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới để đánh dấu kỷ niệm một năm cuộc tấn công của Hamas vào Israel khi tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang khắp khu vực.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết