Một vài điều khoản đã được thêm vào bản dự thảo. Việc kiểm soát thi thoảng ở mọi cấp độ quyền lực chính trị đối với các tôn giáo chính thức. Số tiền phạt khổng lồ đối với các thành viên thuộc các cộng đồng không chính thức. Việc bắt giữ và đóng cửa các “địa điểm bất hợp pháp” được thực hiện bởi Nhà nước. Việc đuổi học đối với các học sinh tham các hoạt động “gia nhập đạo”.
Các quy định mới về hoạt động tôn giáo nhằm mục đích tiêu diệt các cộng đồng hầm trú và đồng thời bóp nghẹt các cộng đồng chính thức, khiến cho điều này là hoàn toàn không thể đối với bất kỳ hoạt động truyền giáo nước ngoài nào. Điều này được chứng minh bằng văn bản đã được công bố gần đây trên trang của Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước (SARA). Các quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2018.
Văn bản mới không thay đổi nhiều so với bản dự thảo, nhưng – nếu có thể – nó thậm chí còn tồi tệ hơn. Một vài điều khoản được thêm vào (chúng tôi đếm có tới ba điều khoản) làm trầm trọng thêm danh sách các mối đe dọa và những sự sai lệch được cho là có thể xuất phát từ các tôn giáo.
Trong Chương VII về “Trách nhiệm pháp lý”, Điều 63 đã được thêm vào, trong đó nêu rõ: “Việc chủ trương tán thành, ủng hộ, hoặc tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, hoặc sử dụng tôn giáo để làm hại đến vấn đề an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng, làm suy yếu sự thống nhất dân tộc, chia rẽ quốc gia, hoặc thực hiện các hoạt động khủng bố và chủ nghĩa ly khai hoặc các hoạt động khủng bố, xâm phạm đối với các quyền công dân cũng như các quyền dân chủ của người dân, cản trở việc quản lý trật tự công cộng, hoặc lạm dụng các tài sản công hay tư nhân…”. Điều khoản này cũng quy định các hình phạt đối với “trách nhiệm hình sự theo luật pháp”, “các mức xử phạt hành chính theo luật”, “bồi thường” thiệt hại cho công dân “theo luật”.
Tại Trung Quốc, quý vị có thể đếm được số lượng các cuộc tấn công nhằm vào một ma trận “tôn giáo” và thường phải chịu ảnh hưởng của nhiều giáo phái với khoảng vài nghìn người ủng hộ, so với hơn 500 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, điều khoản này – mà danh sách các hành động tồi tệ được lặp lại ở đây và trong văn bản, chẳng hạn, trong số những “điều bị ngăn cấm” – cho thấy một ấn tượng rằng các tôn giáo không chỉ là “liều thuốc phiện đối với quần chúng nhân dân”, như Mác đã nói, mà còn là một căn bệnh dịch hạch đối với tất cả mọi dân tộc.
Văn bản nhắc lại rằng chỉ có một sự kiểm soát từ trên xuống dưới đối với các vấn đề tôn giáo ở tất cả các cấp độ – quốc gia, tỉnh, quận, thành phố hay thôn làng – làm cho một tôn giáo có thể tồn tại được và có thể chấp nhận được. Đại diện của các cơ quan tôn giáo các cấp được thục giục để “làm việc”, “tổ chức”, “kiểm tra”, “kiểm soát” công việc của cộng đồng tín hữu (xem các Điều 6, 26, 27). Sự nhấn mạnh này đi kèm với những lời khai mà chúng tôi nhận được từ Trung Quốc: các camera được lắp đặt tại tất cả các địa điểm tôn giáo; việc kiểm tra của cảnh sát trong mỗi dịp lễ; việc sử dụng các đơn vị chó nghiệp vụ trong các hoạt động kiểm tra phòng chống ma túy! Cần lưu ý rằng những việc kiểm tra như vậy cũng đã được thực hiện thậm chí ngay cả đối với các cộng đồng chính thức vốn đã được nhà nước công nhận.
Theo các quy định mới, các cộng đồng hầm trú thậm chí không được phép tồn tại. Kết quả là bất kỳ hoạt động nào diễn ra tại các địa điểm không được đăng ký và với nhân viên không đăng ký dẫn đến các khoản tiền phạt khổng lồ: từ 100 đến 300 nghìn nhân dân tệ đối với các hoạt động “trái phép” (Điều 64); 50.000 nhân dân tệ đối với mỗi hoạt động trên một trang web “trái phép”; 50.000 nhân dân tệ đối với việc cung cấp một trang web “trái phép” (Điều 69); từ 20.000 đến 200.000 nhân dân tệ đối với việc đi du lịch “trái phép” ra nước ngoài, thậm chí ngay cả khi đó là việc học tập liên quan đến tôn giáo hoặc việc hành hương (Điều 70); và mức tiền phạt lên đến 10.000 nhân dân tệ đối với các cá nhân tham gia vào các hoạt động tôn giáo “bất hợp pháp” (Điều 74). Những khoản tiền phạt này rất cao, nếu quý vị để ý rằng mức lương tối thiểu tại một thành phố như Thượng Hải là 2300 nhân dân tệ. Ngoài các khoản tiền phạt, việc đóng cửa đối với các địa điểm tổ chức các hoạt động “bất hợp pháp” cũng như việc cô lập và tịch thu tài sản của họ cũng bao gồm trong các quy định mới.
Thậm chí ngay cả trước khi các quy định trở thành chuẩn mực, trong nhiều tháng nay cảnh sát cũng như đại diện của Văn phòng Tôn giáo đã gặp các linh mục và các tín đồ giáo dân từ các cộng đồng hầm trú để “nhắp chén trà” và “khuyên răn” họ nên ra đăng ký với các quan chức cộng đồng. Cụ thể, các linh mục đang phải đối mặt với một sự lựa chọn hết sức khó khăn: việc đi đăng ký tại Văn phòng Tôn giáo nghiễm nhiên đồng nghĩa với việc trở thành thành viên của Hiệp hội Yêu nước, vốn thông qua mục tiêu của Hiệp hội này để xây dựng một Giáo hội “độc lập” là hoàn toàn không phù hợp” với Giáo huấn Giáo hội Công giáo (Đức Benedict XVI).
Một điều khoản khác được bổ sung vào văn bản sau cùng của các quy định đó là Điều 70b. Điều khoản này nêu rõ: “Trong trường hợp khiến một người nào đó từ bỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo của họ để theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác, việc tổ chức các hoạt động tôn giáo, việc thành lập tổ chức tôn giáo, việc thành lập các địa điểm hoạt động tôn giáo trong các trường học, các cơ sở giáo dục khác ngoài trường tôn giáo; cơ quan xét duyệt và chấp thuận hoặc các phòng ban khác có liên quan phải ra lệnh sửa đổi trong một thời gian nhất định và đồng thời đưa ra cảnh báo; nếu có lợi ích bất hợp pháp thì bị tịch thu; trong trường hợp xảy ra những trường hợp nghiêm trọng, yêu cầu chấm dứt việc nhận học sinh và hủy giấy phép giáo dục…”.
Nó liên quan đến các hoạt động tôn giáo tại các trường học của nhà nước, vốn các biện pháp đã được thi hành trước khi ban hành các quy định: học sinh đã bị trục xuất khỏi trường học vì bị bắt gặp cầu nguyện riêng trong các tòa nhà của các trường đại học.
Theo nghiên cứu của Đại học Thượng Hải, ít nhất 60% sinh viên quan tâm đến việc hiểu biết về Kitô giáo và có sự gia tăng trong số lượng các bạn trẻ tân tòng trong các cộng đồng chính thức cũng như các cộng đồng hầm trú.
Thực tế là các quy định mới đã thêm một điều khoản mới nhằm mục đích trừng phạt “việc gia nhập đạo” tại các trường học chính là một dấu hiệu đối với tính chất rộng lớn của hiện tượng này. Nhưng tất cả điều này có lẽ là một điều tượng trưng vốn áp dụng cho tất cả các điều khoản trong các quy định mới: nó tuyên bố việc kiểm soát, thế nhưng việc làm thức tỉnh tôn giáo tại Trung Quốc hiện nay đã vượt ngoài tầm kiểm soát.
Minh Tuệ chuyển ngữ