Cha Michael Czerny nhấn mạnh tầm quan trọng của Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình của ĐTC Phanxicô để chuẩn bị cho các Hiệp ước LHQ về những người tị nạn và những người nhập cư
Quyền của những người tị nạn và những người nhập cư sẽ được đặc biệt chú ý trong suốt năm 2018 khi LHQ đang nỗ lực hoạt động hướng tới việc thông qua hai hiệp định toàn cầu hoặc ‘Hiêp ước’, đáp lại số lượng những người bị buộc phải di tản lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
Trong Sứ điệp năm nay nhân Ngày Thế giới Hòa bình vào ngày 1 tháng 1, ĐTC Phanxicô cũng đã tập trung vào những người nhập cư và những người tị nạn, đồng thời nhấn mạnh những lý do tại sao lại có quá nhiều người đang di chuyển cũng như về phản ứng của chúng ta cần phải có là gì.
Khi các chính phủ và các cộng đồng tìm cách đối phó với một số lượng lớn những người đang chạy trốn khỏi cuộc xung đột hoặc đói nghèo, ĐTC Phanxicô nói, điều quan trọng là phải tìm ra các giải pháp sáng tạo, quả quyết và nhân đạo hơn là gây sợ hãi cho những người di cư, do đó sẽ “gieo rắc bạo lực, kỳ thị chủng tộc và thói bài ngoại”.
Cha Michael Czerny là thư ký của Văn phòng Di dân và Tị nạn tại Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện tại Vatican. ĐTC Phanxicô đã đề cập đến tầm quan trọng của Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình 2018 – đây là Sứ điệp đầu tiên tập trung vào lĩnh vực quan trọng này của mối bận tâm quốc tế …
Cha Michael cho biết rằng Sứ điệp nhấn mạnh việc những người nhập cư và những người tị nạn không chỉ là những người gặp khó khăn, những người cần được giúp đỡ mà còn là những “nghệ nhân hòa bình, những người đóng góp cho hòa bình, những người xây dựng hòa bình”.
Đối thoại với các chính phủ
Mặc dù Sứ điệp đã được công bố vào tháng 11, Cha Michael “cuộc đối thoại với các chính phủ chỉ mới bắt đầu” khi mỗi chính trị gia đều nhận được một bản sao của Sứ điệp này nhân dịp đầu năm mới và khi ĐTC Phanxicô bình luận về nó trong cuộc họp cấp cao với các thành viên của các ngoại giao đoàn.
Cha Michael ghi nhận việc mối bận tâm của Tòa Thánh được đánh giá cao thế nào ở cấp độ quốc tế bởi tất cả những người chuẩn bị cho hai hiệp ước của Liên Hợp Quốc về người nhập cư và người tị nạn.
Tìm kiếm vai trò lãnh đạo
Các phái đoàn của Vatican tại New York và Geneva sẽ được tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán, Cha Michael lưu ý, đồng thời Ngài cũng cho biết thêm rằng: “Điều gì làm tôi hài lòng, đầy thử thách và thách thức là nhiều quốc gia, quốc gia, nhìn vào Tòa Thánh để lãnh đạo trong lĩnh vực này”.
“Điều vô cùng thuyết phục, đầy hy vọng và thử thách đó là nhiều quốc gia thành viên, các quốc gia dân tộc, đều nhìn vào Tòa Thánh đối với vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này”.
Văn phòng của Cha Michael đã phối hợp làm việc với các tổ chức tị nạn Công giáo lớn và với các Hội đồng Giám mục để phát triển 20 điểm hành động, vốn vừa là “một kế hoạch mục vụ” và vừa là “một cơ sở cho việc đàm phán”. Ngài cho biết rằng chúng đã được đệ trình lên LHQ đối với các tiến trình về những người di cư và tị nạn và đã được “hoan nghênh nồng nhiệt” vì “những đóng góp xuất sắc cho các tiến trình”.
Nhấn mạnh những đóng góp tích cực
Nhận định về sự phản đối mạnh mẽ đối với những người nhập cư và những người tị nạn của một số chính phủ, Cha Michael cho biết “vai trò của chúng ta không phải là để bước vào những cuộc tranh luận”, nhưng là để lặng lẽ và lặp đi lặp lại những kinh nghiệm tích cực”, khiến các chính phủ “nhận thấy rằng với việc đầu tư ít hơn và tỏ ra thiện chí hơn họ sẽ có được nhiều hơn bằng cách tưởng tượng rằng họ có thể chi trả theo cách của họ hoặc là ức hiếp theo cách của họ đối với việc này”.
Cha Michael đã trích dẫn “những câu chuyện ấm lòng” của những ngôi làng bị bỏ hoang, nơi mà người nhập cư đã giúp đỡ trong việc xây dựng lại một nền nông nghiệp thịnh vượng, làm gia tăng nghành thương mại, hồi phục nghành công nghiệp du lịch, và tái sinh cuộc sống gia đình với việc nhiều trường học được mở cửa trở lại và các giáo xứ đang bùng nổ. “Cuộc sống mới là hoàn toàn có thể”, Cha Michael kết luận, “nếu như chúng ta sẵn sàng chia sẻ những gì chúng ta đã có và mở ra những khả năng mới”.
Minh Tuệ chuyển ngữ