Các quan chức Liên Hợp Quốc tường thuật với Vatican về thảm họa nhân đạo tại Nam Sudan

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 28-06-2018 | 15:23:13

Khi các nhà lãnh đạo đối thủ Nam Sudan trở lại bàn đàm phán với nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến tàn bạo kéo dài bốn năm rưỡi của, hàng ngàn người dân Nam Sudan đã bị giết hại và hàng triệu người khác bị buộc phải di tản và hiện đang rất cần sự trợ giúp nhân đạo. Điều phối viên tị nạn khu vực của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và Cố vấn đặc biệt về tình hình người tị nạn Nam Sudan đã có mặt tại Vatican để cập nhật với các quan chức về tình hình tại nước này.

Khi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và đối thủ chính trị Riek Machar nỗ lực tham gia vào một cuộc đàm phán hòa bình mới, một quan chức Liên Hợp Quốc đã được tiếp đón tại Vatican, nơi mà ông có thể trình bày cập nhật về cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện đang ngày càng gia tăng tại nước này.

Các cuộc đàm phán, đang diễn ra tại Khartoum, nhằm chấm dứt cuộc nội chiến tàn bạo kéo dài bốn năm rưỡi của Nam Sudan.

Cuộc nội chiến, hiện đang trong năm thứ 5, đã giết hại hàng chục nghìn người và khiến cho hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Tình trạng bạo lực và bất ổn đã buộc người dân của đất nước này phải di tản (cứ mỗi 3 người thì 1 người bị buộc phải di tản) – hoặc là ở Nam Sudan hoặc qua biên giới. Trong nước, 7 triệu người hiện đang rất cần sự trợ giúp nhân đạo.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã phát động một lời kêu gọi tài trợ vào đầu năm nay để hỗ trợ cho những người tị nạn phải chạy trốn khỏi tình hình nhân đạo hiện đang ngày càng xấu đi ở Nam Sudan cũng như những người có nhu cầu ở nước này trong suốt năm 2018.

Nhưng số tiền nhận được ít hơn nhiều so với số tiền cần thiết.

Arnauld Akodjenou, Điều phối viên tị nạn khu vực của UNHCR và cố vấn đặc biệt về tình hình người tị nạn Nam Sudan, đã phát biểu với Vatican News rằng cái giá sinh mạng con người phải trả trong cuộc xung đột đã đạt đến tỷ lệ vô cùng thảm hại và – nếu như không có gì được thực hiện – nguy cơ sẽ có thể trở thành thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất ở châu Phi hiện tại:

Ông Akodjenou chỉ ra rằng Nam Sudan là quốc gia non trẻ nhất của cộng đồng quốc tế vì mới chỉ giành được độc lập cách đây chưa đầy 7 năm.

“Kể từ đó, nước này chỉ trải qua hai năm ổn định và hòa bình”, ông Akodjenou nói, đồng thời cũng cho biết thêm rằng sau khi bạo lực bùng nổ giữa các phe phái chính trị đối thủ, chiến tranh và tình trạng bất ổn đã khiến cho hàng triệu người phải chạy trốn qua biên giới sang các nước láng giềng.

Một quốc gia đang rướm máu

“Tại thời điểm này, ông Akodjenou nói, không ai có thể biết được khi nào người dân mới thôi bị ‘rướm máu’”.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (40)Trong khi đó, ông Akodjenou giải thích, hơn 1 triệu người tị nạn đang sống ở phía bắc Uganda; hơn 800.000 người ở Sudan; 400.000 người ở Ethiopia; 120.000 ở Kenya; gần 100,00 ở phía bắc Cộng Hòa Dân chủ Congo và gần 3.000 người tại Cộng hòa Trung Phi.

“Mặc dù tất cả các vấn đề mà hai quốc gia cuối cùng trong danh sách đã trải qua, biên giới của họ vẫn rộng mở, họ vẫn tiếp tục tiếp nhận những người tị nạn”, ông nói.

Tuy nhiên, ông Akodjenou lưu ý: “Chúng ta đang nói về những người hiện đang sinh sống ở những khu vực xa xôi nhất của những quốc gia này”, nơi mà hầu như không có bất kỳ trung tâm tiếp nhận nào.

Ông Akodjenou cũng cho biết rằng cho đến nay, hầu hết những người trong số họ đều được hỗ trợ bởi các chính phủ quốc gia nhưng “điều đó không thể kéo dài mãi”.

“Họ đang sống trong những điều kiện rất khó khăn, không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; họ phải đối diện với những vấn đề về thực phẩm, nơi trú ẩn, nước, vệ sinh, y tế và giáo dục”.

Những người tỵ nạn là ai?

“Hơn 85% là phụ nữ và trẻ em”, ông Akodjenou nói, và “63% trong số đó là trẻ em”.

Điều đó có nghĩa là, ông Akodjenou tiếp tục, có nhiều đứa trẻ không được đến trường trong ba năm qua.

“Chúng ta có thể nói về tương lai của một quốc gia non trẻ nhất trên thế giới thế nào đây?”, ông Akodjenou nói.

Ông Akodjenou cho biết, Cao Ủy LHQ đã đưa ra lời kêu gọi quyên góp 1 tỷ năm trăm nghìn đô la Mỹ trong năm nay để giúp những người tị nạn. Vì vậy, đến nay, ông Akodjenou tiếp tục, chúng ta chẳng nhận được bao nhiêu; nhưng thực sự có một nhu cầu cấp thiết đối với việc chăm sóc những người tỵ nạn cũng như những người đang chăm sóc những người tỵ nạn này.

Thảm họa nhân đạo hiện đang ngày càng gia tăng

“Nếu như không có gì được thực hiện, chúng ta sẽ phải trải qua tình hình nhân đạo bi thảm nhất, kịch tính nhất mà chúng ta có thể chứng kiến hiện nay ở châu Phi”, ông Akodjenou nói.

Ông Akodjenou bày tỏ xác tín của mình rằng giải pháp sẽ phải mang đặc tính chính trị.

Điều này quả là cần thiết, ông Akodjenou nói, “nhằm xây dựng sự đồng thuận giữa các chính trị gia để họ chia sẻ tinh thần trách nhiệm, quyền lực, đưa ra các thỏa thuận an ninh và đưa vào thực hành tối thiểu cần thiết trong việc xây dựng luật pháp ở quốc gia đó”.

“Tất cả những yếu tố đó đều bị mất khi chúng ta nói nhưng một cái gì đó cần phải được thực hiện”, ông cho biết.

Cuộc họp tại Vatican

Ông Akodjenou tiết lộ rằng ông đã được các nhà chức trách Vatican tiếp đón và trong cuộc họp của mình, ông đã có thể bày tỏ sự cảm kích và kính trọng đối với sự can thiệp của các nhà chức trách Giáo hội trong các cuộc đàm phán hòa bình vừa qua ở Addis.

Ông Akodjenou cho biết ông cũng đã có thể “bày tỏ lòng kính trọng đối với ĐTC Phanxicô”, người đã nhiều lần bày tỏ mối bận tâm của mình đối với tình hình đất nước, và trong nhiều dịp khác sau Ngài cũng đã nói về sự cần thiết phải duy trì sự quan tâm quốc tế và đồng thời chia sẻ những tin tức về tình hình dân chúng tại nước này cũng như kêu gọi tinh thần liên đới quốc tế đối với Nam Sudan.

ĐTC Phanxicô, ông Akodjenou nói, tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình trong nước, và điều đó là vô cùng quan trọng đối với người dân. Cuối cùng, ông Akodjenou cho biết ông kêu gọi các nhà ngoại giao Vatican tiếp tục “quy tụ mọi người lại với nhau để ra giải pháp hòa bình để đối phó với tình hình đất nước”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết