Các nhóm Công giáo lên án việc chấm dứt tình trạng nhập cư đặc biệt đối với Sudan

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 28-09-2017 | 05:24:08

Khoảng 1000 công dân Sudan tại Hoa Kỳ, những người hiện đang được bảo vệ khỏi việc bị trục xuất, có thể bị chính quyền Trump buộc phải hồi hương. Nước này đã trải qua cuộc xung đột vũ trang từ những năm 1980 cho đến năm 2005. Nhiều người dân đã phải chạy trốn đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Một quan chức của Mạng lưới Nhập cư Pháp lý Công giáo, được biết đến với tên gọi là CLINIC, đã gọi đó là “một quyết định độc ác và vô nhân đạo”.

WASHINGTON, D.C – Vào giữa tháng Chín vừa qua, chính quyền Trump đã tuyên bố chấm dứt tình trạng nhập cư đặc biệt đối với các công dân đến từ quốc gia Sudan tại châu Phi, đã gây nên sự chống đối dữ dội từ nhiều nhóm Công giáo, những người đã tỏ ra hết sức lo lắng về những điều kiện mà những người di dân có thể sẽ phải đối mặt khi trở về.

Chính quyền cho biết rằng vào ngày 2 tháng Mười Một năm 2018, chính quyền sẽ chấm dứt cái gọi là Tình trạng Tạm thời Bảo vệ, hoặc TPS, đối với các công dân Sudan, những người hiện đang được bảo vệ khỏi việc bị trục xuất và có giấy phép làm việc theo chương trình đó. TPS được cấp tạm thời cho những người nhập cư đến từ những quốc gia đã phải trải qua những tình trạng đổ vỡ chẳng hạn như thiên tai, các cuộc nội chiến hoặc các mối đe dọa khác. Do những điều kiện đầy bất an, họ không thể trở về.

Đối với trường hợp của Sudan, một quốc gia đã phải trải qua cuộc xung đột vũ trang từ những năm 1980 cho đến năm 2005. Nhiều người dân đã phải chạy trốn sang nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới và Hoa Kỳ có khoảng 1.000 người được cấp tình trạng bảo vệ đặc biệt.

Mặc dù chính quyền cho biết rằng quốc gia này là hoàn toàn an toàn để có thể trở về, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại cảnh báo về việc đi du lịch đến đất nước  này vì “rủi ro của chủ nghĩa khủng bố, cuộc xung đột vũ trang cũng như tội phạm bạo lực”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các chủ sở hữu TPS hiện tại từ Sudan cần phải bắt đầu sắp xếp để trở về quê hương hoặc điều chỉnh tình trạng nhập cư của họ theo một cách khác.

Josef, who said he arrived from Sudan 10 days earlier, holds clothes he received from volunteers as he stands on a street in Rome July 14. In the background is a quote from Pope Francis about helping refugees. Several refugees said they were planning to head north to countries such as France and Germany. (CNS photo/Paul Haring) See VATICAN-MOBILE-MEDICAL July 14, 2016.

Mạng Lưới Di Trú Pháp Lý Công Giáo, được biết đến với tên gọi là CLINIC, cho biết trong một bản tuyên bố sau thông cáo này rằng “họ không khỏi ngỡ ngàng trước quyết định của chính quyền nhằm chấm dứt Tình trạng Bảo vệ Tạm thời cho các công dân Sudan và đồng thời buộc những người sở hữu TPS phải trở về quốc gia vốn đã bị tàn phá của mình vào năm tới”.

“Đây là một quyết định độc ác và vô nhân đạo”, Jeanne Atkinson, giám đốc điều hành của CLINIC nói. 

“Hoàn toàn không cần thiết phải buộc những người đang sống một cuộc sống đầy yên ổn, đang nuôi dạy con cái và góp phần vào nền kinh tế cũng như xã hội Hoa Kỳ trở lại một đất nước nơi mà cuộc sống của họ có thể sẽ ngay lập tức phải đối diện với những rủi ro”.

Trong khi chấm dứt TPS đối với các công dân Sudan, chính quyền đã mở rộng cùng một biện pháp bảo vệ nhập cư cho các công dân đến từ Nam Sudan đến tháng 5 năm 2019, nhưng đất nước này hiện vẫn còn đang trong cuộc nội chiến.

Mạng lưới Hành động Franciscan được đặt trụ sở tại Washington trong một tuyên bố cho biết rằng tổ chức này khen ngợi việc mở rộng tình trạng bảo vệ của chính quyền đối với những người nhập cư Nam Sudan, “nhưng hoàn toàn không đồng ý với việc chấm dứt TPS đối với các công dân Sudan”.

Giám đốc điều hành của nhóm, ông Patrick Carolan, đã chất vấn rằng liệu Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, ông Elaine Duke, đã đến thăm Sudan chưa  “hay chỉ là xem xét các điều kiện trên giấy tờ?” khi nói đến các điều kiện tại nước này.

Mạng lưới Hành động Franciscan cũng bày tỏ sự lo lắng đối với các nhóm người nhập cư khác, những người hiện đang được bảo vệ theo TPS nhưng có thể sớm sẽ phải đối diện với những tình huống tương tự.

“Hiện tại, có 435.000 chủ sở hữu TPS tại Hoa Kỳ đến từ 10 quốc gia, những người dân hiện đang sống yên ổn, đang nuôi sống gia đình và làm việc, do đó họ đang đóng góp cho nền kinh tế Mỹ”, mạng lưới này cho biết trong một tuyên bố. “Chẳng bao lâu nữa chính quyền sẽ quyết định có nên mở rộng TPS cho công dân các quốc gia như Haiti, Honduras, El Salvador và Syria. Mạng lưới Hành động Franciscan kêu gọi chính phủ mở rộng TPS đối với Sudan và các nước khác miễn là các điều kiện đe dọa cuộc sống chiếm ưu thế”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết