Hội nghị ba năm một lần lần thứ 8 do Viện Nghiên cứu Lịch sử Dòng Chúa Cứu Thế Bắc Mỹ tổ chức đã diễn ra từ ngày 21 đến 24 tháng 10 năm 2019 tại Trung tâm Tĩnh Tâm Dòng Chúa Cứu Thế ở Oconomowoc, Wisconsin. Chủ đề của hội nghị năm nay, “Cuộc đời của các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế”, thảo luận về lịch sử công tác mục vụ của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế liên quan đến các nhóm văn hóa và chủng tộc khác nhau.
(Oconomowoc, Hoa Kỳ) – Hội nghị ba năm một lần lần thứ 8 do Viện Nghiên cứu Lịch sử Dòng Chúa Cứu Thế Bắc Mỹ tổ chức đã diễn ra từ ngày 21 đến 24 tháng 10 năm 2019 tại Trung tâm Tĩnh Tâm Dòng Chúa Cứu Thế ở Oconomowoc, Wisconsin. Chủ đề của hội nghị năm nay, “Cuộc đời của các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế”, thảo luận về lịch sử công tác mục vụ của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế liên quan đến các nhóm văn hóa và chủng tộc khác nhau. Các bài giảng trong tuần là sự kết hợp giữa việc nghiên cứu lịch sử và sự suy tư của các nhà thuyết trình Dòng Chúa Cứu Thế, với mỗi bài giảng thảo luận về sự hiện diện của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trong một cộng đồng dân số cụ thể.
Ngày đầu tiên của sự kiện bắt đầu diễn ra trong suốt cả ngày 22 tháng 10, bao gồm ba bài giảng và hai bài thuyết trình ngắn vào buổi tối. Cha Glen Parker, C.Ss.R. và Cha Nicholas Rademacher (Tiến sĩ tại Đại học Cabrini) đã khai mạc hội nghị với các cuộc thảo luận về “Phản ứng Mục vụ của các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đối với những người Mỹ gốc Phi”. Theo sau những đánh giá của Cha Parker về sự hiện diện của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế ở miền Nam Hoa Kỳ và những suy tư cá nhân của Ngài với tư cách là một người Mỹ gốc Phi, bài thuyết trình của Tiến sĩ Rademacher tập trung vào Nhà thờ Chúa Ba Ngôi và Nhà thờ Chúa Kitô Vua ở Orangeburg, phía nam Carolina, một thị trấn đi đầu về sự chia rẽ chủng tộc. Nghiên cứu của Cha Rademacher, được thực hiện phần lớn tại Văn khố Dòng Chúa Cứu Thế tại Philadelphia, Pennsylvania, đã tiết lộ hàng thập kỉ nỗ lực không ngừng của các Giáo xứ để vượt qua các rào cản về chủng tộc và xã hội.
Susan Bayles-Ridgley, Giáo sư Tiến sĩ tại Đại học Wisconsin, đã trình bày về “Câu chuyện hội nhập tại Newton Grove, Bắc Carolina”. Bài thuyết trình của bà Bayles-Ridgley được bắt nguồn từ một loạt các cuộc phỏng vấn lịch sử với các thành viên của cộng đoàn Newton Grove và được tiến hành tại Văn Khố Dòng Chúa Cứu Thế ở Philadelphia. Bên cạnh đó, những nguồn tin này kể câu chuyện về Giáo xứ Công giáo hội nhập đầu tiên trong nước – một sự chuyển đổi vốn làm xáo trộn sâu sắc cộng đồng gắn bó thân thiết của Giáo xứ và cuối cùng buộc các tu sĩ Dòng Cứu Thế phải gián đoạn lâu dài công việc chăm sóc mục vụ tại đó.
Phía Bắc Hoa Kỳ, Đức Giám mục Jon Hansen, C.Ss.R., đã thảo luận về “Phản ứng Mục vụ của các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đối với những người dân bản địa Canada”. Trước sự tham gia của Giáo hội Công giáo vào hệ thống các trường học dân cư dành cho trẻ em bản địa Canada, Đức Cha Jon đã đề cập đến vấn đề mang tính lịch sử này và về việc làm thế nào để các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế hiện đang làm việc có thể xây dựng mối quan hệ và cung cấp các công tác mục vụ cho những người dân bản địa Canada ở các địa điểm xa xôi, đặc biệt là Giáo phận Mackenzie- Fort Smith, thuộc các vùng lãnh thổ phía Tây Bắc.
Vào ngày thứ hai của hội nghị, các Cha Gary Lauenstein C.Ss.R và Gil Enderle C.Ss.R đã mở đầu bằng một bài thuyết trình về đề tài “Phản ứng Mục Vụ của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đối với những người gốc Tây Ban Nha”. Cha Lauenstein đã cung cấp một cái nhìn bao quát về các Giáo xứ Dòng Chúa Cứu Thế vốn luôn luôn mở cho các cộng đồng gốc Tây Ban Nha. Cha Enderle tiếp nối với một cuộc thảo luận về kinh nghiệm của Cha khi làm việc với các giáo dân gốc Tây Ban Nha và việc học tiếng Tây Ban Nha để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng mà Cha đã phục vụ. Ngài đã lấy Cha Tom O’Connell và Elmer Toups như một tấm gương cho Ngài và những người khác noi theo. Cha Michael J. Truong Luan Nguyen C.Ss.R thuộc Phụ Tỉnh Hải Ngoại đã tiếp nối bài thuyết trình buổi sáng với bài thuyết trình riêng của mình về đề tài “Phản ứng Mục vụ của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế cho người Việt Nam ở Mỹ”, vốn xem xét lại lịch sử Tỉnh Dòng và đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau vốn tác động đến các công tác mục vụ đối với người Việt Nam.
Bài thuyết trình cuối cùng của hội nghị là những nỗ lực kết hợp của Tiến sĩ Patrick J. Hayes và Cha Ako Walker C.Ss.R, cả hai đã thảo luận về “Phản ứng Mục Vụ của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đối với công việc mục vụ cho những người gốc Phi cư trú tại Caribê”. Bài thuyết trình bao gồm một cuộc khảo sát về công việc truyền giáo của Dòng Chúa Cứu Thế liên quan đến các quần thể khác nhau ở Caribê cũng như sự phản ánh về lịch sử và sự khác biệt văn hóa vốn tạo nên các dân tộc trên Quần đảo Caribê.
Cha Enderle là một trong hai người tham dự hội nghị được nhận giải thưởng Chân Phước Phanxicô Xaviê Seelos vì sự đóng góp xuất sắc cho lịch sử Dòng Chúa Cứu Thế. Một người khác được nhận giải thưởng này là một cộng tác viên lâu năm và nhà lưu trữ danh dự đến từ Tỉnh Dòng Edmonton-Toronto, M-C Havey.
Brittnee Worthy, Nhà lưu trữ, Tỉnh Dòng Denver
Hoàng Việt (theo Scala News)