Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho rằng Nigeria là nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với các Kitô hữu

Hạ viện Hoa Kỳ đã cho biết Nigeria được xem như một nơi nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu trên toàn thế giới. Trong mối liên hệ này, Christopher Smith – Chủ tịch Tiểu ban về Châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền và các Tổ chức quốc tế thuộc Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau khi cựu Tổng thống Goodluck Jonathan trình bày với Tiểu ban về những thách đố mà các Kitô hữu ở Nigeria hiện đang phải đối diện.

Christians-in-Nigeria

Christopher Smith cho biết: “Tiểu ban đã mở rộng điều tra các cuộc khủng hoảng mà các Kitô hữu tại Nigeria ngày nay đang phải đối diện. Giám đốc điều hành của tôi – Greg Simpkins – và tôi đã nhiều lần đến thăm Nigeria, chúng tôi cũng đã gặp gỡ và trò chuyền cùng với các Kitô hữu cũng như các nhà lãnh đạo Hồi giáo trên khắp đất nước và thăm các ngôi thánh đường đã bị đánh bom và bị thiêu rụi, chẳng hạn như tại Jos”.

Trong khi đưa ra tuyên bố, ông Smith cho biết: “Thật chẳng may, Nigeria đã được xem như một nơi nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu trên toàn thế giới và việc miễn các biện pháp trừng phạt đối với những người liên quan đến việc giết hại các Kitô hữu dường như đã trở nên phổ biến tại nước này”.

Đồng thời, tiểu ban đánh giá cao những nỗ lực của cựu Tổng thống Nigeria khi ông đã thành lập tổ chức ‘Goodluck Jonathan Foundation’, tiểu ban cho biết: “Sự nhượng bộ đúng lúc của ngài cựu tổng thống sau khi thất bại trong cuộc tranh cử năm 2015 đã thể hiện một sự cam kết đối với nền dân chủ và sự ổn định của quốc gia, vốn đã nhận được sự cảm kích của Tổng thống hiện tại là ông Muhammadu Buhari”.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCRIF) trong báo cáo thường niên về Nigeria tuyên bố: “Tình trạng tự do tôn giáo tại Nigeria tiếp tục gặp nhiều trở ngại trong suốt kỳ báo cáo. Trong khi quân đội Nigeria chiếm lại thành công vùng lãnh thổ và bắt giữ các thành viên thuộc tổ chức Boko Haram, nhóm khủng bố đã đánh trả lại bằng một chiến dịch chiến tranh không đối xứng, bao gồm các vụ đánh bom tự sát nhằm vào các ngôi thánh đường Hồi giáo và các mục tiêu dân sự khác.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng đã cáo buộc việc các Kitô hữu bị buộc phải cải đạo và việc ép buộc những người Hồi giáo phải tuân theo những giải thích hết sức cực đoan của đạo Hồi”. Bạo lực của tổ chức Boko Haram và các cuộc đụng độ hầu như thường xuyên giữa những người chăn nuôi gia súc Hồi giáo và những người nông dân Kitô giáo tiếp tục tác động một cách tiêu cực đến vấn đề tự do tôn giáo cũng như việc đối thoại liên tôn tại nước này. Chính phủ liên bang Nigeria đã thất bại trong việc thực hiện các chiến lược hiệu quả nhằm ngăn chặn hoặc chấm dứt chủ nghĩa khủng bố và bạo lực sắc tộc đồng thời đã không đưa ra ánh sáng công lý những kẻ có liên quan đến vấn đề bạo lực như vậy, từ đó đã thúc đẩy một môi trường của việc thoải mái phạm tội mà không bị trừng phạt”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết