Các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos

Trong số những người lên tiếng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về trách nhiệm trong thế giới toàn cầu hóa, có các nhà lãnh đạo tôn giáo: Mục sư Olav Fykse Tveit, Tổng Giám mục Justin Welby, Mục sư Jim Wallis, Mục sư Suzanne Matale.

Davos_Chiesa-696x502

Các nhà lãnh đạo tôn giáo có vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy công bằng xã hội, thúc đẩy đối thoại và hòa bình; vai trò đó đã trở nên rất quan trọng trong một thế giới toàn cầu hóa, bị xâu xé bởi vô số các xung đột. Đó là xác tín của mục sư người Na Uy Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký của Hội đồng thế giới các Giáo hội (WCC), một tổ chức đại kết có trụ sở tại Geneva, quy tụ hơn 350 Giáo hội Tin Lành, Chính Thống giáo và Anh giáo trên toàn thế giới, với tổng số 560 triệu Kitô hữu ở 110 quốc gia. Mục sư Tveit sẽ phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ), một hội nghị thượng đỉnh của các tầng lớp chính trị và tài chính, khai mạc hôm nay, 17/1, tại một khu trượt tuyết nổi tiếng.

Tveit sẽ nói về đức tin, về phẩm giá con người và về sự tôn trọng lẫn nhau để giải quyết những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt: khủng bố, biến đổi khí hậu, di cư, bất bình đẳng xã hội, chủ nghĩa dân túy, kỳ thị giới tính, chủng tộc và tôn giáo. Đối với vị Tổng thư ký WCC, thế giới phải tiến tới một sự “toàn cầu hóa đạo đức” để đáp ứng những thách thức của thời đại chúng ta, và khái niệm “trách nhiệm” của các nhà lãnh đạo nên được thay bằng một “bảo đảm hỗ tương”, trong sự tôn trọng các lợi ích của tất cả mọi người và trong việc theo đuổi các giá trị chung. Trách nhiệm hỗ tương và tin tưởng, đối với Tveit, là những điểm thiết yếu, dù có tín ngưỡng hay không. Do đó lãnh đạo trước hết có nghĩa là “làm nổi bật các lợi ích của nhân loại” – Tveit nói – với hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh Davos sẽ là một cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu theo hướng đó.

Trên tấm thảm của WEF, như vậy, không chỉ có những nhà quản lý kinh tế, các nhà tài chính và địa chính trị cao cấp, mà còn có đối thoại giữa các tôn giáo và các tổ chức chính trị quốc gia và quốc tế. Sẽ có không ít hơn 16 nhà lãnh đạo tôn giáo của các tín ngưỡng khác nhau tham gia hội nghị, trong đó có Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby; Mục sư Tin lành Jim Wallis, người Mỹ, người sáng lập tạp chí rất có uy tín “Sojourners”; Mục sư Methodist Suzanne Matale, Tổng thư ký Hội đồng các Giáo hội tại Zambia.

Trong những năm gần đây, WEF đã bổ sung vai trò của các tôn giáo vào các vấn đề trọng tâm của chương trình nghị sự toàn cầu, trong đó dành một không gian trực tuyến ad hoc với những đóng góp và suy tư, hiểu biết về các sự kiện trong nhiều lĩnh vực – từ an ninh đến di cư, từ thương mại đến bình đẳng giới, từ các khoản đầu tư đến sự phát triển bền vững – mà các tôn giáo, trong thực tế, có thể mang lại để kiến tạo một thế giới tốt hơn, đồng thời cũng có thể gây trở ngại cho tiến bộ và sự chung sống hoà bình.

N.M. tổng hợp

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết