Các nhà lãnh đạo Kitô giáo tại Ai Cập phản ánh về cuộc đàn áp đối với nhóm thiểu số Coptic

Bên trong các văn phòng của Đức cha Anba Makario, lãnh đạo của các Kitô hữu Coplic chính thống ở Al Minya, Ai Cập. (Tín dụng: Christopher White / Crux.)

Bên trong văn phòng của Đức Cha Anba Makarios, lãnh đạo của các Kitô hữu Coptic chính thống tại Al Minya, Ai Cập (Ảnh: Christopher White/ Crux)

AL MINYA, Ai Cập – Hai vị Giám mục, một Giám mục Công giáo, vị kia là Giám mục Chính Thống giáo, đã đưa ra một cái nhìn khác biệt đáng kể về cách thức các Kitô hữu được đối xử theo những gì được coi như là một trong những điểm nóng của cuộc đàn áp Kitô giáo ở Ai Cập.

Cách thủ đô Cairo 170 dặm về phía nam là thành phố Minya, một thành phố nằm dọc theo sông Nile được biết đến với tên gọi là “viên ngọc quý của Thượng Ai Cập”, vốn bao gồm tỷ lệ phần trăm cao nhất của các Kitô hữu ở một địa phương, xấp xỉ khoảng một phần ba dân số 6 triệu người.

Đối với Đức Cha Botros Fahim Awad Hanna, lãnh đạo của các tín hữu Công giáo trong khu vực, tin rằng “Giáo hội Công giáo không gặp phải vấn đề gì ở Al-Minya”. Ngược lại, Đức Cha Anba Makarios, lãnh đạo Giáo hội Chính thống Coptic của khu vực, cho biết rằng: “tỷ lệ giết người cao nhất đối với các Kitô hữu tại Ai Cập xuất phát từ Minya”, và ngài tin rằng nhà nước Ai Cập cần phải nhìn vào gốc rễ của sự thù địch như vậy, chứ không chỉ đơn thuần là đối phó với vấn đề này ở mức độ bề mặt.

“Có một sự khác biệt với việc đối phó với các triệu chứng và xử lý những nguyên nhân gốc rễ”, Đức Cha Anba Makario nhấn mạnh.

Vào tháng trước, cả hai vị Giám chức đã trò chuyện với một nhóm các nhà báo và các nhà giáo dục Công giáo, bao gồm Crux, được tài trợ bởi Dự án Philos, một tổ chức dành riêng cho việc “thúc đẩy sự tham gia tích cực của Kitô giáo ở Trung Đông”.

Trên khắp thành phố, những bức ảnh cao 18 feet của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi bị làm mất vẻ mỹ quan với nhiều dòng chữ Ả Rập khác nhau với ý nghĩa nhằm củng cố sự ủng hộ đối với các nỗ lực an ninh của Tổng thống el-Sisi.

“Tất cả chúng tôi cùng với bạn nỗ lực vì Ai Cập” là nội dung của một tấm áp phích bên ngoài một khách sạn nổi tiếng dành cho khách du lịch.

Tuy nhiên, sự tập trung của tổng thống Sisi vào vấn đề an ninh được cải thiện đã không bị chỉ trích, đặc biệt là việc đàn áp các nhà báo, việc bắt giữ hàng loạt và cáo buộc của một số Kitô hữu Coptic rằng ông đã lợi dụng họ như những con tốt chính trị – tự cho là mang lại cho họ quyền tự do tôn giáo, trong khi khiến họ trở nên phụ thuộc vào chính phủ, và sự cai trị của ông, để bảo vệ họ.

Minya, trong một số khía cạnh, chính là một mô hình thu nhỏ đối với những căng thẳng vốn tồn tại trên khắp đất nước, khi nó tiếp tục tự đổi mới sau những dư chấn của cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập năm 2011.

Khi Đức Cha Botros cần phải tương tác với các quan chức chính phủ liên quan đến những mối bận tâm của Giáo hội Công giáo, ngài nói, “Tôi muốn nhấn mạnh rằng đó chính là quyền lập hiến của tôi”.

“Điều rất quan trọng đó chính là chính phủ hiểu đây là quyền của tôi”, Đức Cha Botros nói. “Tôi không thể nhún nhường, tôi không việc gì phải sợ hãi”.

Do đó, Đức Cha Botros cho biết rằng các tín hữu Công giáo Coptic đang sống “một cách hết sức thoải mái” và họ sống trong “tinh thần thân hữu” với những anh chị em Hồi giáo xung quanh họ.

 Tuy nhiên, nếu cộng đồng Công giáo phụ thuộc vào nhà nước để bảo vệ họ, thì nhà nước cũng phụ thuộc vào các dịch vụ xã hội được cung cấp bởi người Công giáo khu vực – một điều gì đó giúp cho Đức Cha Botros tận dụng khi giao tiếp với các quan chức chính phủ.

 Trong khi có gần 2 triệu tín hữu Coptic chính thống, Đức Cha Botros cho biết rằng chỉ có khoảng 60.000 người Công giáo. Mặc dù vậy, người Công giáo điều hành 22 trường học trong khu vực và một bệnh viện địa phương, tất cả đều phục vụ cả những người Hồi giáo cũng như các Kitô hữu. Theo ước tính của Đức Cha Botros, người Công giáo cung cấp ít nhất 60% các dịch vụ xã hội trong khu vực vốn mang lại lợi ích cho cộng đồng Hồi giáo địa phương.

“Số lượng người Công giáo còn ít ỏi”, Đức Cha Botros nói, “nhưng bởi vì các trung tâm, chúng tôi là một lực lượng hùng mạnh”. Hơn nữa, Đức Cha Botros nói, hầu hết các quan chức chính phủ đều có con cái theo học trong các trường học của họ, đảm bảo một mức độ hợp tác nhất định.

Ngược lại, Đức Cha Makarios đã đưa ra một viễn cảnh ít màu hồng hơn khi nói rằng có một sự phân biệt rõ ràng chống lại các Kitô hữu Coptic bởi một chính phủ không sẵn lòng cho phép họ tham gia đầy đủ vào đời sống dân sự.

Đức Cha Makarios cũng lưu ý rằng các tín hữu Coptic không thể phục vụ ở các vị trí nhạy cảm hoặc cấp cao – và khi chính phủ bị thúc ép về vấn đề này, theo Đức Cha Makarios, họ dựa vào lý do “ngớ ngẩn” rằng việc thực hành Bí tích Giải tội có thể khiến các nhân viên Kitô giáo bị buộc phải tiết lộ bí mật nhà nước.

“Đây không phải là một vấn đề ở bất kỳ quốc gia nào khác”, Đức Cha Makarios nói. “Các Kitô hữu Coptic rất trung thành với Ai Cập”.

Đức Cha Makarios đã đưa ra ba lời khuyên có sự liên hệ chặt chẽ với nhau cho các Kitô hữu Coptic hiện đang cố gắng điều hướng vị thế của họ trong một xã hội, mà trong đó, Ngài tin rằng, tương lai của họ có thể đầy bất ổn: Đòi hỏi quyền lợi của anh chị em, tiếp tục làm như vậy trong suốt cả cuộc đời, và tiếp tục đòi hỏi quyền lợi thậm chí ngay cả khi anh chị em không bao giờ có được chúng.

Khi được nhấn mạnh về lý do tại sao nhà lãnh đạo Chính Thống lại có cái nhìn ảm đạm hơn nhà lãnh đạo Công giáo, Đức Cha Botros cho biết rằng một phần lý do đó chính là do Đức Cha Makarios, với tư cách đại diện cho một nhóm tín hữu lớn hơn, phải đối đầu với chính phủ nhiều hơn hơn Ngài.

“Đức Cha Makarios đến với cơ quan chức năng với 25 đề nghị. Tôi chỉ đến với họ với 5 lời đề nghị”, Đức Cha Botros nói.

Tuy nhiên, cùng với việc là một nhóm dân số thiểu số trong cả nước, cũng có sự đấu đá giữa hai cộng đồng, làm tổn hại khả năng của họ để tạo ra một mặt trận thống nhất.

“Thật đáng tiếc, chúng tôi phải chịu nhiều sự đàn áp từ Chính Thống giáo hơn là từ những người Hồi giáo”, Đức Cha Botros nói, đồng thời lưu ý rằng Đức Cha Makarios đã nhắm đến những người Công giáo nghèo và cung cấp cho họ sự hỗ trợ với hy vọng chuyển đổi họ sang Giáo hội Chính Thống.

Đức Cha Botros mô tả đây chính là “một nỗi đau sâu sắc” đối với ngài bởi vì nó “xuất từ chính người đồng nhiệm với mình”.

Về phần mình, Đức Cha Makario rất muốn làm nhẹ bớt sự căng thẳng, đồng thời cho biết rằng, “chúng tôi cùng nhau chung sống hài hòa, chúng tôi cùng nhau cử hành các nghi lễ, và chúng tôi thường xuyên gặp gỡ nhau”.

“Đức Giám mục Botros là người bảo vệ tuyệt vời cho đức tin của mình”, Đức Cha Makario chia sẻ thêm.

Nói về mối quan hệ của họ với tổng thống, cả hai nhà lãnh đạo đều nhanh chóng tập trung vào khu vực địa phương, thay vì những mối lo ngại quốc gia rộng lớn hơn – khẳng định một cách hiệu quả rằng nếu các Kitô hữu hướng đến đến nội bộ trực tiếp của họ, họ sẽ tăng cường sự kiểm soát quốc gia của họ.

 “Đối với người lính, không cần thiết phải giành chiến thắng”, Đức Cha Makarios cho biết khi mô tả tình hình hiện tại của họ. “Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ đó là phải chiến đấu đến cùng”.

Minh Tuệ (theo Crux)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết