Các nhà lãnh đạo Hồi giáo Pakistan và Ấn Độ kêu gọi hòa bình

Một nhóm các giáo sĩ Hồi giáo từ Ấn Độ và Pakistan cho biết khủng bố ở Nam Á có thể bị loại bỏ nếu hai nước đối thủ có truyền thống láng giềng biết tôn trọng lẫn nhau và chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Ảnh: AFP

Ảnh: AFP

Họ đã phát biểu như vậy tại Diễn đàn về Hồi giáo Sufi Thế giới diễn ra trong bốn ngày, vừa kết thúc tại New Delhi ngày 20/3.  Hồi giáo Sufi là một chi nhánh của Hồi giáo thần bí dựa trên sự hợp nhất của Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã bị mất gốc ở Nam Á.

“Ấn Độ và Pakistan đã chiến đấu suốt 4 cuộc chiến tranh và đã chẳng đạt được gì cả”, ông Tahir Qadri Ul người Pakistan, người triệu tập diễn đàn nói. “Kẻ thù của Ấn Độ không phải là Pakistan. Kẻ thù của Pakistan không phải là Ấn Độ. Nhưng kẻ thù đối với cả hai nước là chủ nghĩa khủng bố”, ông cho biết thêm. Cả Ấn Độ và Pakistan nên hành động để kiểm soát những kẻ khủng bố sử dụng tôn giáo truyền bá các hoạt động cực đoan, ông nhấn mạnh.

Trong vài thập kỷ qua, đã có những nỗ lực trong việc phối hợp làm suy yếu Hồi giáo mật tông ở Ấn Độ và thay thế bằng một chủ nghĩa cực đoan mang tư tưởng cấp tiến”, giáo sĩ Hazrat Syed Muhammad Ashraf, một nhà lãnh đạo Hồi giáo mật tông Sufi nổi tiếng ở Ấn Độ cho biết.

Diễn đàn Thế giới về Hồi giáo mật tông do Thủ tướng Narendra Modi khai mạc tại New Delhi vào ngày 17/3/2016. Hơn 200 đại biểu từ Ấn Độ và các nơi, bao gồm cả Sufi Shaykh, các nhà lãnh đạo tinh thần, các học giả, viện sĩ và các bậc thầy về chủ nghĩa Hồi giáo Sufi cũng tham gia vào sự kiện này.

Các mục tiêu chính của diễn đàn là:

–       Tăng cường Hòa bình Thế giới, loại bỏ bạo lực và cực đoan.

–       Kêu gọi hiệp nhất, tình yêu vô vị lợi, khoan dung và đón nhận.

–       Truyền tải các thông điệp của Hồi giáo.

Minh Tuệ dịch (từ: radiovaticana.va)

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết