Các nhà lãnh đạo Giáo hội Úc kêu gọi chính phủ tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn Afghanistan hơn

Một đứa trẻ di tản từ các tỉnh phía bắc Afghanistan, chạy trốn cùng gia đình do giao tranh giữa Taliban và lực lượng an ninh Afghanistan, đang ngủ tại một công viên công cộng ở Kabul ngày 10 tháng 8 năm 2021 (Ảnh: CNS photo / Reuters)

Một đứa trẻ di tản từ các tỉnh phía bắc Afghanistan, chạy trốn cùng gia đình do giao tranh giữa Taliban và lực lượng an ninh Afghanistan, đang ngủ tại một công viên công cộng ở Kabul vào ngày 10 tháng 8 năm 2021 (Ảnh: CNS photo / Reuters)

Úc nên cho phép ít nhất 20.000 người tị nạn Afghanistan, theo Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Úc, Đức Tổng Giám mục Mark Coleridge Địa phận Brisbane.

Hàng nghìn người đã cố gắng chạy trốn khỏi Afghanistan sau khi Taliban tiếp quản đất nước, thêm vào con số 2,2 triệu người đã tị nạn ở các quốc gia khác.

Tuần trước, chính phủ Australia thông báo sẽ tiếp nhận 3.000 người tị nạn từ quốc gia Trung Á này.

Trong một lá thư gửi cho Thủ tướng Úc Scott Morrison, Đức Tổng Giám mục Coleridge đã kêu gọi chính phủ nâng con số đó lên ít nhất 20.000 người tị nạn.

“Úc đã tăng cường trước đó để đối phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo quan trọng, và tôi kêu gọi chính phủ của quý vị hãy rộng lượng”, Đức Tổng Giám mục Coleridge viết, đồng thời lưu ý rằng các cơ quan Công giáo “sẵn sàng hỗ trợ chính phủ tái định cư người tị nạn như một biểu hiện của mối bận tâm đáng kể của chúng tôi đối với người dân Afghanistan”.

“Chúng ta cũng nên cung cấp nơi ẩn náu cho những người dân Afghanistan khác có khả năng bị ngược đãi hoặc có nguy cơ bị giết hại vì phản đối Taliban, hoặc vì niềm tin, giá trị và cách sống của họ, bao gồm cả các thành viên của cộng đồng Kitô giáo”, Đức Tổng Giám mục Coleridge cho biết thêm, đồng thời cũng nhấn mạnh “nguy cơ đặc biệt” đối với phụ nữ theo phiên bản Hồi giáo chính thống của Taliban: “Phản ứng nhân đạo của Úc nên công nhận và hỗ trợ phẩm giá và quyền con người của họ”.

Đức Tổng Giám mục Coleridge cũng cho biết Úc có nghĩa vụ luân lý phải giúp đỡ các phiên dịch viên người Afghanistan và những người khác đã hỗ trợ lực lượng quân đội Úc, “những người có vẻ như sẽ phải chịu sự trả thù và thậm chí là cái chết vì công việc của họ”.

Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Ủy ban Công Lý Xã hội, Truyền giáo và Phục vụ của các Giám mục Công giáo, bản thân ngài cũng là một người tị nạn đến từ Việt Nam. Đức Cha Long lưu ý những điểm tương đồng giữa hoàn cảnh của mình và những người chạy trốn khỏi Afghanistan.

“Tôi cũng đã chạy trốn bằng thuyền sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ và sự kết thúc của một cuộc chiến kéo dài mà Úc đã tham gia”, Đức Cha Long nói.

“Gia đình tôi đã được chào đón vào Úc trong một thời điểm rất khó khăn. Đây cũng là thời điểm quan trọng để chúng ta thúc đẩy hành động và hỗ trợ những người cần sự giúp đỡ ở Afghanistan khi đất nước của họ đang thay đổi ngay trước mắt họ. Tôi hy vọng sẽ chứng kiến mức độ hỗ trợ của lưỡng đảng đối với những người tị nạn Afghanistan hiện nay cũng giống như đối với những người tị nạn Việt Nam khi đó”, Đức Cha Long tiếp tục.

“Chúng ta cần hỗ trợ người Afghanistan, và chúng ta cần tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, và cũng thể hiện vị thế của chúng ta với tư cách là một xã hội thịnh vượng, một xã hội có quá khứ dũng cảm vốn đã chào đón làn sóng người tị nạn trước đây”, Đức Cha Long cho biết thêm. “Đại dịch đã tình cờ khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta cũng chỉ mạnh mẽ như mắt xích yếu nhất của chúng ta. Sự liên đới của chúng ta với, và sự ủng hộ đối với những người dân Afghanistan đang đau khổ là điều cần thiết cho một nền hòa bình lâu dài và sự hưng thịnh của toàn thể gia đình nhân loại”.

Trong khi đó, Tổ chức Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên Úc đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ tốt hơn cho 5.100 người tị nạn Afghanistan đang sống bằng thị thực tạm thời tại Australia, một số đã lên đến 10 năm.

“Mặc dù sống trong tình trạng lấp lửng và bị loại trừ khỏi việc đưa gia đình đến Úc, họ đã làm việc, học tập và đóng góp đáng kể cho xã hội Úc theo những cách đáng kể, bao gồm cả hoạt động tình nguyện trên tuyến đầu của phản ứng chống đại dịch COVID-19. Trong hoàn cảnh hiện tại, rõ ràng là họ sẽ không thể trở về Afghanistan an toàn trong tương lai gần”, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.

“Tổ chức Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên Úc kêu gọi Chính phủ Australia cấp cho những người tị nạn này sự bảo vệ vĩnh viễn và khả năng đoàn tụ gia đình nhanh chóng”, tuyên bố tiếp tục.

Anh và Canada đã cam kết cuối cùng sẽ tiếp nhận 20.000 người tị nạn Afghanistan mỗi nước. Cho đến nay, Mỹ đã cam kết tiếp nhận 10.000 người tị nạn Afghanistan, mặc dù họ đang chịu áp lực phải tiếp nhận nhiều hơn con số đó.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết