Các nhà lãnh đạo Giáo hội thảo luận về việc đào tạo tinh thần hiệp hành tại Châu Á

Các tín hữu Công giáo trong cuộc rước trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Thái Lan, bên ngoài Nhà thờ Phra Mae Prachak ở tỉnh Suphan Buri miền trung Thái Lan vào ngày 26 tháng 10 năm 2019 (Ảnh: AFP)

Các tín hữu Công giáo trong cuộc rước trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Thái Lan, bên ngoài Nhà thờ Phra Mae Prachak ở tỉnh Suphan Buri miền trung Thái Lan vào ngày 26 tháng 10 năm 2019 (Ảnh: AFP)

Một báo cáo cho biết các nhà lãnh đạo giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân từ khắp châu Á đã tham gia một cuộc họp tham vấn ở Thái Lan về việc đào tạo tinh thần hiệp hành để đạt được một Giáo hội hiệp hành.

Các thành viên của cơ quan tham vấn của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) đang thảo luận về sự hiểu biết và đánh giá cao của họ đối với Giáo hội hiệp hành tại Pattaya, Thái Lan từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 9, Radio Veritas Asia (RVA) đưa tin.

Cuộc tham vấn nhằm mục đích làm rõ các thuộc tính, tiêu chí và biểu hiện văn hóa của việc đào tạo tinh thần hiệp hành tại Châu Á và xây dựng các kế hoạch hành động để thực hiện việc đào tạo tinh thần hiệp hành trong các thừa tác vụ khác nhau của Giáo hội ở Châu Á, báo cáo cho biết.

Cuộc họp diễn ra trước Thượng Hội đồng về Hiệp hành toàn cầu tại Vatican vào tháng 10 do Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập, người đã hình dung về một Giáo hội hiệp hành.

Cuộc họp mặt gồm hai phần với chủ đề “Vì một Giáo hội Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ” sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 28 tháng 10 và bế mạc vào tháng 10 năm 2024.

Một số văn phòng của FABC – Văn phòng Giáo dân và Gia đình, Văn phòng Đời sống Thánh hiến, Văn phòng Giáo dục và Đào luyện Đức tin, và Văn phòng về các vấn đề Thần học – đã cùng nhau tổ chức chương trình với các đại diện từ nhiều quốc gia Châu Á.

Cuộc họp tại Pattaya là sự tiếp nối các cuộc tham vấn của FABC về tính hiệp hành ở Châu Á.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập FABC từ ngày 12 đến ngày 30 tháng 10 tại Bangkok vào năm ngoái, khoảng 20 Hồng y, 120 Giám mục, 37 Linh mục, 8 Nữ tu và 41 giáo dân từ khắp Châu Á đã soạn thảo một kế hoạch mục vụ cho Giáo hội Châu Á.

Kế hoạch này tìm cách giải quyết các thực tế xã hội, kinh tế, tôn giáo và chính trị đang nổi lên tại một lục địa nơi các Kitô hữu là một nhóm thiểu số.

Vào tháng 3, FABC đã công bố tài liệu của Thượng Hội đồng châu lục kêu gọi các Giáo hội châu Á đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết các thực tế cấp bách bao gồm người di cư, người tị nạn, người bản địa, vấn đề biến đổi khí hậu, các vấn đề gia đình, phụ nữ và giới trẻ.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết