Các nhà lãnh đạo Giáo hội cảnh báo: 400.000 người sẽ phải đối mặt với nạn đói ở Madagascar

Trong bức ảnh được chụp vào ngày 11 tháng 11 năm 2020 , những đứa trẻ đang ngồi bên một vũng nước được đào trên lòng sông khô cạn ở ngôi làng xa xôi của Fenoaivo, Madagascar. Lola Castro, giám đốc khu vực của WFP ở miền nam châu Phi, nói trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng 6 năm 2021, rằng cô đã chứng kiến “một tình huống rất bi đát và tuyệt vọng” trong chuyến thăm gần đây của cô với giám đốc WFP David Beasley tới quốc đảo 26 triệu dân Ấn Độ Dương. (Nguồn: Laetitia Bezain / AP)

Trong bức ảnh được chụp vào ngày 11 tháng 11 năm 2020 , những đứa trẻ đang ngồi bên cạnh một vũng nước được đào trên một lòng sông khô cạn ở ngôi làng xa xôi của Fenoaivo, Madagascar. Bà Lola Castro, Giám đốc khu vực của WFP ở miền nam châu Phi, phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 6 năm 2021, rằng bà đã chứng kiến “một tình huống đầy bi đát và tuyệt vọng” trong chuyến viếng thăm gần đây của bà với Giám đốc WFP David Beasley tới quốc đảo 26 triệu dân Ấn Độ Dương này (Ảnh: Laetitia Bezain / AP)

Madagascar hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo “đáng sợ”, theo người đứng đầu văn phòng quốc tế của các Giám mục Đức.

Madagascar, một quốc đảo ngoài khơi bờ biển phía đông nam của châu Phi, ở Ấn Độ Dương. Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng tình trạng hạn hán có thể đẩy 400.000 người vào cảnh chết đói ở quốc gia 26 triệu dân.

“Do tình trạng hạn hán chưa từng có trong vài tuần qua đang đe dọa khu vực. Người dân đang sống nhờ vào các loài côn trùng, đất sét và lá cây. Tình hình vô cùng thảm khốc, mức độ của nạn đói quả thực đáng sợ. Do đó, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng để ngăn chặn nạn đói lớn hơn nữa”, Đức Tổng Giám mục, Tiến sĩ Ludwig Schick Địa phận Bamberg, Chủ tịch Ủy ban về Giáo hội Toàn cầu của Hội đồng Giám mục Đức, cho biết trong một lá thư yêu cầu hỗ trợ cho quốc gia này.

Đức Tổng Giám mục Schick là trưởng phái đoàn đã đến Madagascar vào tháng 5 năm 2018 để tham dự hội lần thứ VIII giữa các Giám mục Đức và các Giám mục Châu Phi, được tổ chức tại thủ đô Antananarivo.

Vị Tổng Giám mục người Đức cho biết tình trạng hạn hán và bão cát đã khiến nhiều người từ các vùng nông thôn phải đi tìm kiếm thức ăn.

“Cánh đồng của họ đã hoàn toàn khô cạn”, Đức Tổng Giám mục Schick nói.

“Miền nam của đất nước đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Người dân ở đó đã phụ thuộc vào việc hỗ trợ dinh dưỡng từ các tổ chức viện trợ nước ngoài trong nhiều tuần lễ. Trẻ em và trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn đói. Nhiều người trong số họ chỉ còn da bọc xương”, Đức Tổng Giám mục Schick nói.

Vị Giám chức cho biết các cơ quan cứu trợ Công giáo trên khắp nước Đức, bao gồm Caritas và Misereor, “ngày càng nhận được nhiều lời kêu gọi giúp đỡ khẩn thiết từ các Giám mục và các đối tác dự án trong khu vực trong những ngày này”.

Nhưng khả năng tài chính của các cơ quan của Giáo hội không thể cho phép họ đáp ứng mọi nhu cầu.

“Nếu không có các biện pháp viện trợ triệt để, số người đói sẽ tăng gấp đôi trong thời gian rất ngắn. Trước viễn cảnh đáng báo động này, cộng đồng toàn cầu có nhiệm vụ đảm bảo sự sống còn của người dân”, Đức Tổng Giám mục Schick nói.

Lời kêu gọi này được đưa ra sau một báo cáo mới của Liên Hợp Quốc cho thấy Madagascar là một trong hai điểm nóng về nạn đói “cảnh báo cao nhất”, quốc gia còn lại là Ethiopia, nơi có hơn 400.000 người phải đối mặt với nạn đói do cuộc xung đột ở Tigray.

Hai cơ quan của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng ít nhất 500.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở miền Nam của đất nước đang phải đối mặt với “tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính”.

Shelley Thakral, chuyên gia truyền thông và vận động của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), phát biểu với tờ The World rằng người dân Madagascar chỉ đơn thuần là đang đối phó với tình huống.

“Ngoài khẩu phần mà chúng tôi cung cấp cho người dân nơi đây, họ thường phải đi lục lọi tìm kiếm thức ăn, ăn bất cứ thứ gì họ tìm được – đó là cây cỏ, lá cây, hay quả xương rồng đỏ. Đó là những gì chúng tôi gọi là cơ chế đối phó để sinh tồn. Có một từ trong tiếng Malagasy có nghĩa là ‘dạ dày trống rỗng’. Những đứa trẻ mà chúng tôi đã gặp gỡ tại một số trung tâm điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng, những đứa trẻ mà bạn nhìn vào và bạn sẽ nghĩ chúng là những đứa trẻ mới biết đi nhỏ xíu, nhưng chúng có thể đã 5 hoặc 6 tuổi vì việc nuôi dưỡng kém, kém phát triển, rõ ràng là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của một đứa trẻ”, chị Thakral chia sẻ.

“Khi bạn ngồi ở các trung tâm, chỉ có bầu khí của sự thinh lặng. Trẻ em chẳng còn năng lượng để cười, để nói. Tôi đã gặp một anh chị em mà mẹ chúng phải đi làm việc trên đồng áng. Tôi hỏi cả hai anh em xem tên của chúng là gì. Hai đứa trẻ hầu như không thể ngước mắt lên nhìn tôi. Và thật đau buồn khi nhìn thấy những đứa trẻ nhỏ xíu, nhỏ xíu mà tuổi thơ gần như đã bị đánh cắp”, Thakral phát biểu với The World.

Theo WFP, 1,14 triệu người ở miền nam Madagascar không có đủ lương thực, bao gồm 14.000 người trong tình trạng “thảm khốc” và con số này sẽ tăng gấp đôi lên 28.000 người vào tháng 10.

Madagascar là quốc gia duy nhất không có xung đột nhưng vẫn có những người phải đối mặt với “Thảm họa nhân đạo-nạn đói” trong Phân loại Giai đoạn An ninh Lương thực Tích hợp, được gọi là thang đo IPC, vốn là sự hợp tác toàn cầu của 15 cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo quốc tế sử dụng năm danh mục đo lường vấn đề an ninh lương thực.

Vào tháng 6, chính phủ Liên hợp quốc và Madagascar đã đưa ra lời kêu gọi khoảng 155 triệu đô la để cung cấp thực phẩm cứu người nhằm ngăn chặn nạn đói nghiêm trọng.

Lola Castro, Giám đốc khu vực của WFP ở miền nam châu Phi, phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 6 rằng bà đã chứng kiến “một tình huống đầy kịch tính và tuyệt vọng” trong chuyến viếng thăm của mình với Giám đốc WFP David Beasley đến Madagascar.

Trong suốt 28 năm làm việc cho WFP ở bốn lục địa, bà Castro cho biết bà “chưa bao giờ chứng kiến bất cứ điều gì tồi tệ như thế này” ngoại trừ năm 1998 tại Bahr el-Gazal, nơi ngày nay là Nam Sudan.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Madagascar vào tháng 9 năm 2019, trong một trong những chuyến công du quốc tế gần đây nhất trước đại dịch COVID-19.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết