Các nhà lãnh đạo Công giáo Trung Đông kêu gọi hòa bình và sự ổn định trong khu vực

Các Thượng phụ và một số tham dự viên khác tham dự một cuộc họp tại Cairo từ ngày 25-29 tháng 11 năm 2019. Hội đồng các Thượng phụ Công giáo Đông phương đã kêu gọi các quan chức của quê hương của họ "đảm bảo sự an toàn, hòa bình và sự ổn định cho các công dân của họ" (Ảnh: CNS / Tòa Thượng Phụ Công giáo Syriac)

Các Thượng phụ và một số tham dự viên khác tham dự một cuộc họp tại Cairo từ ngày 25-29 tháng 11 năm 2019. Hội đồng các Thượng phụ Công giáo Đông phương đã kêu gọi các quan chức của quê hương của họ “đảm bảo sự an toàn, hòa bình và sự ổn định cho các công dân của họ” (Ảnh: CNS / Tòa Thượng Phụ Công giáo Syriac)

CAIRO – Giữa bối cảnh của các cuộc biểu tình đẫm máu tại Iraq, một cuộc nổi loại của người dân tại Lebanon và tiếp tục gây ra sự đau khổ tại Syria, các nhà lãnh đạo Công giáo Trung Đông kêu gọi các quan chức tại các vùng đất của họ “đảm bảo sự an toàn, hòa bình và sự ổn định cho các công dân của họ”.

Nhóm họp tại Cairo từ ngày 25-29 tháng 11 vừa qua, Hội đồng các Thượng phụ Giáo hội Công giáo Đông phương đã đề cập đến những khó khăn về mặt chính trị, kinh tế và xã hội mà nhiều quốc gia đang phải gánh chịu do tình trạng bất ổn, bạo lực, cực đoan và khủng bố cũng như tình hình của những người dân bị buộc phải di tản và việc trở về các ngôi làng và nhà cửa của họ.

Các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại giai cấp thống trị chính trị đã gây ra tình trạng bất ổn và đau khổ tại Iraq kể từ ngày 1 tháng Mười và Lebanon kể từ ngày 17 tháng Mười vừa qua.

Bất chấp một số cuộc đối đầu với các lực lượng an ninh và những người ủng hộ các đảng được thành lập, những người biểu tình ở Lebanon phần lớn đã tránh được cuộc đàn áp bạo lực như đã được chứng kiến tại Iraq. Ở đó, khoảng 400 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương trong các cuộc biểu tình.

Trong tuyên bố cuối cùng của mình, các vị Thượng phụ kêu gọi chính quyền tại Iraq, “đưa ra các hành động dũng cảm để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng này để các cuộc đổ máu sẽ chấm dứt và cuộc sống sẽ trở lại bình thường bằng cách xây dựng một nhà nước vững mạnh dựa trên những nền tảng vững chắc, mà trong đó nền dân chủ, sự công bằng và phẩm giá thực sự sẽ chiếm ưu thế, đồng thời chống lại tình trạng tham nhũng”. Các vị Thượng phụ cũng kêu gọi “việc điều tra những kẻ đã giết hại và bắt cóc những người biểu tình ôn hòa, và đồng thời yêu cầu chính quyền “giao nộp những kẻ giết người cho cơ quan tư pháp”.

Các vị Thượng phụ kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau nỗ lực làm việc để “tận diệt ý thức hệ khủng bố của Nhà nước Hồi giáo”. Trong khi thừa nhận “tình cảnh khốn khổ” tại Iraq, các Thượng phụ đã khuyến khích các Kitô hữu Iraq “bám rễ sâu vào vùng đất của họ và đồng thời bảo tồn di sản của tổ tiên cha ông họ đã để lại”.

Quay sang Lebanon, các Thượng phụ cho biết họ “ủng hộ yêu cầu của người dân Lebanon nói chung và giới trẻ nói riêng”, trong các phong trào của họ, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng hòa bình và lòng yêu nước phải được duy trì.

Các vị Thượng phụ Trung Đông kêu gọi cơ quan chính trị của Lebanon thúc đẩy việc thành lập một chính phủ mới “mà nhiệm vụ đầu tiên của họ đó chính là đáp lại phong trào của quần chúng nhằm tìm ra những giải pháp triệt để cho tình hình hiện nay, bằng cách vượt qua lợi ích cá nhân và phe phái và đồng thời nỗ lực làm việc hầu đạt được thiện ích chung và giải phóng ý chí quốc gia khỏi tất cả mọi sự can thiệp từ bên ngoài”. Các vị Thượng phụ cũng nhấn mạnh sự cần thiết đối với sự trở lại của những người tị nạn và những người bị buộc phải di tản để trở về quê hương của họ. Lebanon là nơi tiếp đón khoảng 1 triệu người tị nạn Syria.

Trong khi các thành viên hội đồng cho biết “họ rất lạc quan về sự ổn định đạt được ở Syria ở hầu hết các quốc gia”, các Thượng phụ cũng đã bày tỏ sự đau buồn liên quan đến sự đau khổ và thiệt hại của người dân do các vụ đánh bom gây ra.

Các vị Thượng phụ kêu gọi “tất cả các thành phần của dân tộc Syria cùng chung tay với nhau” để xây dựng lại tất cả những gì đã bị phá hủy và đồng thời thúc đẩy nền kinh tế.

Họ cũng kêu gọi “những người đưa ra những quyết định toàn cầu chấm dứt việc can thiệp” vào các vấn đề của Syria và đồng thời giúp đỡ “tất cả những người dân Syria đầy tinh thần thiện chí để cùng nhau nỗ lực làm việc nhằm phục hồi Syria sau thử thách lâu dài”.

Hội đồng bày tỏ “sự ủng hộ hoàn toàn đối với người dân Palestine bị giày vò khổ sở bởi sự chiếm đóng”.

“Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi của chúng tôi đối với cộng đồng quốc tế trong việc công nhận nhà nước Palestine, với việc Giêrusalem là thủ đô của nó, trong khuôn khổ của hai quốc gia, và sự trở lại của những người tị nạn Palestine để trở về quê hương của họ”, các Thượng phụ nói.

Đối với Ai Cập, các nhà lãnh đạo Công giáo đã khen ngợi những thành tựu đạt được của nhà nước Ai Cập “vốn đã góp phần hiệu quả vào việc cải thiện tình hình của người dân Ai Cập”, ở mọi cấp độ, bao gồm cả “những bước tiến thực tế”, trong việc củng cố những nền tảng của công dân và xã hội.

Trong cuộc họp, các Thượng phụ đã gặp gỡ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi và đồng thời kêu gọi ông nỗ lực hướng tới sự hòa giải và đối thoại tại các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là tại Lebanon, Iraq và Syria.

Các Thượng phụ cũng đã gặp gỡ Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Coptic, Đức Thượng phụ Tawadros II.

Minh Tuệ (theo Crux)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết