Các nhà lãnh đạo Công giáo nhấn mạnh rằng vấn đề ngoại giao với Bắc Triều Tiên và Iran cần phải duy trì hòa bình

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 15-10-2017 | 07:08:58

Các nhà lãnh đạo của hàng chục tổ chức tôn giáo, các quan chức thuộc các tổ chức Công Giáo và một số cá nhân giáo dân đã viết một lá thư kêu gọi Tổng thống Donald Trump và Quốc hội Hoa Kỳ cần phải hành động một cách có trách nhiệm liên quan đến các tình huống với Iran và Bắc Triều Tiên.

20171013T1449-12196-CNS-LEADERS-NUCLEAR-DIALOGUE-1024x667WASHINGTON, D.C. – Hơn 750 tín hữu Công giáo đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump và Quốc hội tìm kiếm các giải pháp ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng hiện đang ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên và đồng thời nhằm đảm bảo rằng Hoa Kỳ vẫn là một phe trong thỏa thuận hạt nhân của Iran.

Các nhà lãnh đạo của hàng chục tổ chức tôn giáo, các quan chức thuộc các tổ chức Công Giáo và nhiều cá nhân giáo dân cho biết họ đang lo ngại về những mối đe dọa gần đây của Tổng thống đối với việc “hủy diệt hoàn toàn” Bắc Triều Tiên và đồng thời rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận của Iran bởi vì cả hai hành động sẽ đưa thế giới “đến bờ vực của thảm họa hạt nhân”.

“Khả năng lãnh đạo hợp với luân lý và đầy tinh thần trách nhiệm sẽ thừa nhận thỏa thuận Iran như là một ví dụ quan trọng về việc ngoại giao thành công và sự chuyển đổi mâu thuẫn vốn đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia trong một tiến trình bất bạo động và đầy cam go nhằm xây dựng lòng tin và tránh việc đối đầu quân sự. Tương tự, cam kết ngoại giao trung thực và tỏ thái độ tôn trọng, nếu có khó khăn, cần phải chú ý đến cách tiếp cận của chúng ta với Triều Tiên”, bức thư cho biết.

Trump trong một thông báo vào giữa ngày 13 tháng 10 cho biết ông sẽ không tái đảm bảo rằng Iran tuân thủ thỏa thuận P5 + 1 đã được điều đình bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ – cộng với Đức. Vào năm 2006, các quốc gia đã cùng nhau tham gia nỗ lực ngoại giao với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của mình. Bây giờ thì Trump đã từ chối tái đảm bảo việc tuân thủ, Quốc hội có 60 ngày để hành động về việc liệu có thể phục hồi các biện pháp trừng phạt kinh tế hay không, về việc thực hiện các hành động khác chống lại Iran hoặc không làm gì cả.

Trong bức thư của mình, các nhóm Công giáo nhấn mạnh rằng trong trường hợp của Triều Tiên, việc đe dọa sự tồn tại của một quốc gia với số dân 25 triệu người “đi ngược lại tất cả các giá trị của đức tin Công Giáo cũng như các nguyên tắc về quyền con người phổ quát mà trên đó Liên Hợp Quốc đã được thành lập.

“Việc ‘hủy diệt hoàn toàn’ Bắc Triều Tiên sẽ là một tội ác không thể diễn tả được chống lại toàn thể nhân loại; việc đe doạ bằng những hành động như vậy là thái quá, đang bị chỉ trích và không xứng đáng phẩm giá của một nhà lãnh đạo của một trong những nền dân chủ lớn nhất thế giới”, bức thư nhấn mạnh.

Đối với Iran, với thỏa thuận P5 + 1, nguy cơ hạt nhân đã suy giảm và “đã mở đường cho những nỗ lực ngoại giao khác ở Trung Đông”, bức thư cho biết.

“Như vậy, thỏa thuận của Iran sẽ thúc đẩy cam kết của cộng đồng quốc tế đối với việc đối thoại và đàm phán hơn là sử dụng chiến tranh như một phương tiện để biến đổi xung đột”, các tín hữu Công giáo cho biết thêm.

Lời kêu gọi đã vang vọng một lời thỉnh cầu tương tự của Đức Giám mục Oscar Cantu Địa phận Las Cruces, New Mexico, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc tế và Hòa bình của các Giám mục Hoa Kỳ, đối với một quan chức Hoa Kỳ.

Trong bức thư ngày 3 Tháng 10 gửi Ngoại trưởng Rex Tillerson, Đức cha Cantu đã yêu cầu Hoa Kỳ tái đảm bảo sự tuân thủ của Iran theo thỏa thuận. Đức cha Cantu nhấn mạnh rằng việc không làm như vậy sẽ làm suy yếu bất kỳ động cơ nào của Bắc Triều Tiên đối với việc đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết