Đức Thượng Phụ Ibrahim Isaac Sidrak, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Coptic, cho biết sau một vài cuộc tấn công trong vòng 12 tháng qua bởi các chiến binh Hồi giáo, các Kitô hữu ở Ai Cập đã cho thấy “đức tin không hề lay chuyển của họ”. Ngài đã phát biểu tại một sự kiện do chi nhánh của Tổ chức viện trợ các Giáo hội đau khổ của Ý tổ chức.
Ai Cập đang phải vật lộn với sự thiếu hiểu biết và phong trào chính thống, nhưng chính phủ đang tiến hành các bước để thay đổi văn hoá, theo vị giáo sĩ Công giáo hàng đầu trong nước.
Đức Thượng phụ Ibrahim Isaac Sidrak, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Coptic, đã phát biểu hôm thứ sáu, ngày 6 tháng 10, tại Rôma về tình hình đất nước của Ngài.
Đức Thượng phụ Sidrak cho biết sau các vụ tấn công gần đây của những kẻ cực đoan Hồi giáo nhằm vào các tổ chức Kitô giáo, chính phủ Ai Cập đã tăng cường các nỗ lực bảo vệ để bảo vệ các nhóm thiểu số.
Các Kitô hữu chiếm khoảng 10% trong tổng số 90 triệu dân của Ai Cập, và đa số thuộc về Giáo hội Chính Thống Coptic.
Giáo hội Công giáo Coptic nhỏ hơn nhiều, và chỉ có dưới 200.000 thành viên.
Tuy nhiên, Đức Thượng phụ Sidrak cho biết rằng con số chỉ là ước tính, bởi vì không có số liệu thống kê chính thức về nhóm Kitô giáo thiểu số, “để tránh những vấn đề với những người theo trào lưu chính thống”.
Đức Thượng phụ Sidrak đã phát biểu tại một sự kiện do chi nhánh của Tổ chức viện trợ các Giáo hội đau khổ của Ý tổ chức.
Ngài cho biết rằng Giáo hội đang hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội và giáo dục, mặc dù các Kitô hữu phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở một quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số.
“Chúng tôi điều hành các trường học, các bệnh viện và các chương trình nhằm nâng cao phẩm giá của phụ nữ. Thật không may, trong những năm gần đây, chỉ có sáu trường học của chúng tôi đã được chính thức công khai”, Đức Thượng phụ Sidrak nói.
Đức Thượng phụ Sidrak cho biết các trường học Công giáo hiện nay hiện đang hết sức thiếu thốn, bởi vì Ai Cập cần một sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống giáo dục của mình, vốn đã bị ảnh hưởng bởi phong trào chính thống.
Đức Thượng phụ Sidrak cho biết rằng điều này bao gồm trường Đại học al-Azhar, một cơ sở giáo dục được tôn trọng nhất trong thế giới Hồi giáo Sunni.
“Đã có một vài nhà tư tưởng tự do, tự do suy nghĩ và chỉ trích tổ chức tôn giáo này, nhưng ngày nay có những yếu tố của chủ nghĩa cực đoan tồn tại bên trong nó. Al Azhar là một tổ chức đại học với các sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, và nó cần phải được rộng mở cho các tôn giáo khác”, Đức Thượng phụ Sidrak, đồng thời thêm vào đó họ cần phải thay đổi quan điểm tôn giáo của mình.
Đức Thượng phụ Sidrak cũng phát biểu về mối quan hệ với Giáo hội Chính thống Coptic lớn mạnh hơn nhiều.
Ngài cho biết rằng mối quan hệ của mình với Đức Thượng Phụ Tawadros II là hết sức tốt đẹp, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng với các vị giáo sĩ khác mà Ngài cáo buộc là “nuôi dưỡng thái độ từ chối người khác”.
Ngài nhấn mạnh rằng điều này có thể nhận thấy một cách rõ ràng nhất trong trường hợp hôn nhân hỗn hợp, mà trong đó các linh mục Chính Thống Coptic đã cố gắng buộc những người theo Công giáo phải được rửa tội lại, đồng thời buộc họ phải thay đổi các nhà thờ.
Đức Thượng Phụ Sidrak cũng kêu gọi các Kitô hữu khác trên toàn thế giới giúp các Kitô Hữu Ai Cập tiếp tục ở lại đất nước của mình.
Đức Thượng Phụ Sidrak cho biết, sau nhiều vụ tấn công trong vòng 12 tháng qua bởi các chiến binh Hồi giáo, các Kitô hữu ở Ai Cập đã cho thấy “đức tin không hề lay chuyển của họ”, thậm chí ngay cả khi các vụ tấn công đã gây ra sự sợ hãi và cảm giác không an toàn.
Một vụ tấn công bằng bom vào nhà thờ Chính tòa Coptic tại Cairo vào tháng 12 năm 2016, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng, trong khi các vụ đánh bom hôm Chúa nhật Lễ Lá nhằm vào hai nhà thờ Coptic khác đã làm 47 người thiệt mạng.
Vào tháng Năm, một chiếc xe buýt chở chật cứng các Kitô Hữu Coptic, trong đó có nhiều trẻ em, đã dọc theo con đường ở sa mạc để đến tu viện Saint Samuel Confessor xa xôi hẻo lánh tại Maghagha đã bị tấn công bởi những kẻ khủng bố Hồi giáo, khiến 26 người thiệt mạng.
Đức Thượng Phụ Sidrak cho biết sức mạnh và sự kiên trì của cộng đồng Kitô hữu đã được các công dân của họ chú ý.
“Các vụ tấn công nhằm vào Tanta, Alexandria và Minya, cũng như việc giết hại 21 Kitô hữu Coptic ở Libya đã khiến nhiều người chuyển sang ý tưởng Kitô giáo”, Đức Thượng Phụ Sidrak nói. “Điều này cho thấy rằng tại Ai Cập, các Kitô hữu Coptic không chỉ là nạn nhân của bạo lực, mà họ còn chính là những khí cụ của sứ mạng Kitô giáo”.
Minh Tuệ chuyển ngữ