Các nhà hoạt động nhân quyền Pakistan hoan nghênh lực lượng đặc nhiệm mới

Thủ tướng Chính phủ Pakistan cho biết lực lượng đặc nhiệm mới này có nhiệm vụ bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số, trong khi đó, các nhà phê bình cảm thấy không thuyết phục.

20160912 ucan

Các nhóm hoạt động nhân quyền tại Pakistan đã hoan nghênh việc thành lập lực lượng đặc nhiệm nhân quyền đầu tiên tại nước này, đồng thời họ tin rằng điều này sẽ thay đổi tất cả mọi thứ đối với các nhóm thiểu số bị đàn áp.

“Lực lượng đặc nhiệm này bao gồm các thành viên thuộc xã hội dân sự, các nhà báo, các Linh mục, mục sư cũng như một số học giả Hồi giáo”, ông Khalil Tahir Sandhu – người đứng đầu tổ chức về Nhân quyền và người dân tộc thiểu số – cho biết tại một cuộc họp báo hôm 7/9. “Họ có nhiệm vụ xem xét tiến độ của các bộ phận tại mỗi tỉnh trên cơ sở hàng quý và giới thiệu các sáng kiến xây dựng năng lực đồng thời tìm kiếm dữ liệu nhằm đánh giá tình hình nhân quyền tại Punjab”.

Các nhóm hoạt động thuộc Giáo Hội đã thúc đẩy việc thành lập một lực lượng cảnh sát nhằm bảo vệ các ngôi thánh đường cũng như các khu định cư dành cho người Kitô hữu kể từ năm 2014 khi Tòa án tối cao ra lệnh cho chính phủ liên bang xúc tiến việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm đảm bảo sự hài hòa tôn giáo. Lực lượng này cũng có trách nhiệm bảo vệ những  nơi thờ tự, hành động chống lại các hoạt động thù hận tôn giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, và góp phần hình thành nên một hội đồng quốc gia nhằm đảm bảo sự an toàn cho các dân tộc thiểu số, theo một quy định có nội dung dài 32 trang.

Ông I.A. Rehman Tổng thư ký Ủy ban Nhân quyền Pakistan đã đánh giá cao động thái này nhưng theo như ông cho biết, một ủy ban tương tự đã từng thất bại trong quá khứ. “Rất nhiều vấn đề đã nảy sinh trong quá trình thực hiện”, ông chia sẻ.

Cha Cecil Shane Chaudhry – Chủ tich Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Công giáo Pakistan cũng đã hoan nghênh “sáng kiến tuyệt vời” này.

“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn thành lập một lực lượng cảnh sát được đào tạo chuyên môn trong việc đối phó với chống lại những cuộc xô xát bạo lực của đám đông. Lực lượng cảnh sát của chúng tôi không thể đối phó với những người biểu tình mang tính chất tôn giáo với não trạng hiện tại của họ. Chính vì vậy, lực lượng này phải được đào tạo một cách chiến lược”, Linh mục Chaudhry cho biết. “Các tiêu chí lựa chọn đối với lực lượng đặc nhiệm này là vô cùng quan trọng. Chúng tôi đề nghị chính phủ cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn các thành viên. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội cần phải tự tin hơn để có thể đưa ra những tham vấn mỗi khi cần thiết”.

Các Kitô hữu đã từng là nạn nhân của các cuộc tấn công đám đông kể từ năm 1997 khi những người Hồi giáo tấn công Shanti Nagar – một ngôi làng tại Punjab, khiến cho 785 ngôi nhà và bốn ngôi thánh đường bị phá hủy khi họ nghe rằng một Kitô hữu đã báng bổ kinh Koran của họ.

Khoảng 10 người Công giáo đã thiệt mạng tại Gojra khi một đám đông tiến hành đập phá và thực hiện hành vi cướp bóc tại 113 ngôi nhà bị hư hại của những người Kitô hữu cũng như những ngôi thánh đường bị hủy hoại vào năm 2009. Năm 2013, một đám đông đã hung hổ tiến vào ngôi thánh đường Joseph Colony tại Lahore vì họ cáo buộc rằng một Kitô hữu đã xúc phạm tiên tri Mohammed của họ, hai ngôi thánh đường cùng với 178 ngôi nhà bị đốt sạch sau vụ tấn công đó.

Hồi đầu tháng này, bốn máy bay ném bom tự sát đã đột kích vào một thuộc địa Thiên Chúa giáo tại Peshawar, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.

“Chính phủ đơn giản chỉ là đang nỗ lực để cho thấy rằng họ đang làm một điều gì đó đối với các nhóm tôn giáo thiểu số thường được coi là công dân hạng hai”, ông Ben Hur Yousaf – Tổng thống Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo cho biết.

Hơn 95% trên tổng số 180 triệu dân tại Pakistan hầu hết là người Hồi giáo. Chưa đầy 2% dân số là những người Kitô hữu, Ấn giáo cũng như các nhóm tôn giáo thiểu số khác.

Minh Tuệ (theo Ucan)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết