Các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo tại Nigeria hiệp ý cầu nguyện chống lại Covid-19

Đồng chủ tịch Hội đồng liên tôn Nigeria (NIREC), Mục sư Samson Ayokunle và Quốc vương của Sokoto, Muhammadu Sa'adu Abubakar

Đồng chủ tịch Hội đồng liên tôn Nigeria (NIREC), Mục sư Samson Ayokunle và Quốc vương của Sokoto, Muhammadu Sa’adu Abubakar

Hôm thứ Năm 30/4, Hội đồng liên tôn Nigeria đã mời gọi các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo tại nước này cùng hiêp ý cầu nguyện chống lại Covid-19.

Các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo tại Nigeria được mời gọi dành ngày thứ Năm để cùng nhau hiệp ý cầu nguyện, bắt đầu vào buổi trưa, cho việc chấm dứt cuộc khủng hoảng Covid-19 tại quốc gia này.

Sáng kiến cầu nguyện này được tổ chức bởi Hội đồng Liên tôn Nigeria (NIREC), một tổ chức bao gồm đại diện của hai tôn giáo chính của Nigeria: Kitô giáo và Hồi giáo.

Một ví dụ về cuộc đối thoại của sự cam kết xã hội

Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Thư ký điều hành của NIREC, Linh mục Cornelius Omonokhua, đã giải thích ý tưởng đằng sau sáng kiến cầu nguyện. Ngài lưu ý rằng nó được truyền cảm hứng từ ví dụ của các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo tại Liberia, những người đã cùng nhau cầu nguyện trong cuộc cách mạng của đất nước. Dựa trên mô hình đó, NIREC đã bắt đầu triển khai “cuộc đối thoại của sự cam kết xã hội”, nơi mà “các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo cùng nhau cầu nguyện cho những mối bận tâm chung”.

“Bằng cách cùng nhau cầu nguyện, chúng ta đang chấp nhận thực tế rằng chúng ta có một nền tảng cho cuộc đối thoại. Trước hết, Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên tất cả chúng ta, và chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Và Áp-ra-ham là cha của chúng ta trong đức tin”, Linh mục Omonokhua nói.

Giải thích rằng ý tưởng này xuất phát từ Đức Hồng Y John Onaiyekan, nguyên Tổng Giám mục Địa phận Abuja, Lãnh thổ Thủ đô Liên bang của Nigeria, Linh mục Omonokhua cho biết rằng nó được tổ chức cùng với Hiệp hội Kitô giáo Nigeria (CAN) và Quốc vương của Sokoto, Muhammadu Sa Muffadu Abubakar.

Sự hợp tác liên tôn trong cuộc chiến chống Covid-19

Thư ký điều hành của NIREC mô tả tổ chức này như là “một mối liên hệ, một sự phối hợp giữa tôn giáo và chính phủ”. Linh mục Omonokhua giải thích rằng NIREC đã được các quan chức chính phủ liên hệ khi Nigeria bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại coronavirus. Mục đích là để nhằm đảm bảo sự hợp tác của các nhà lãnh đạo tôn giáo với những nỗ lực của chính phủ chống lại đại dịch.

“Chúng tôi muốn mọi người chứng kiến việc các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo cùng nhau cầu nguyện để họ biết rằng không phải các Kitô hữu hay các tín đồ Hồi giáo chiến đấu chống lại nhau”, Linh mục Omonokhua nói. “Hiện tại, khi Covid-19 đang hoành hành, không ai nói về việc Kitô giáo hóa hay Hồi giáo hóa…Covid-19 không phải là kẻ không thiên vị tôn giáo”, Linh mục Omonokhua cho biết thêm.

Nigeria hiện có 1728 trường hợp nhiễm coronavirus đã được xác nhận, 51 trường hợp tử vong và 307 bệnh nhân đã hồi phục trong đại dịch vốn đã lây nhiễm trên 36.000 người châu Phi.

NIREC

Hội đồng liên tôn Nigeria đã được thành lập do cuộc khủng hoảng sắc tộc-tôn giáo liên tiếp vốn nhấn mạnh bối cảnh chính trị xã hội của Nigeria. NIREC cung cấp cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và truyền thống một diễn đàn để thúc đẩy sự tương tác và hiểu biết giữa các tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo, cũng như đặt nền móng cho hòa bình và sự hòa hợp trong nước.

Hội đồng liên tôn Nigeria được hình thành từ 60 thành viên (30 Kitô hữu và 30 tín đồ Hồi giáo).

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết