Các Kitô hữu Trung Đông phản đối Trump

Các Kitô hữu Trung Đông phản đối Trump về vấn đề thủ đô Giêrusalem, coi đó là một quyết định phá hủy niềm hy vọng hòa bình.

Jerusalem_-Mount-of-Olives_Palestine_Pope-Francis_Ryan-Rodrick-BeilerTòa Thượng Phụ Chaldean đã chỉ trích một sự lựa chọn vốn làm phức tạp tình hình và đồng thời châm ngòi cho các cuộc xung đột và chiến tranh. ĐHY al-Rahi đã gọi quyết định này là một hành động “phá hoại” và vi phạm các nghị quyết quốc tế. Đức Thượng Phụ Coptic Tawadros II đã quyết định hủy bỏ một cuộc gặp gỡ với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Pence. Không có dấu hiệu ngừng lại, người dân Palestine tiếp tục phản kháng. Đối với nhóm hòa bình Israel, Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò trung gian hòa giải trong khu vực.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo tại Trung Đông đã đưa ra những lời kêu gọi mới đối với Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump nhằm thay đổi quyết định công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel và đồng thời chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ đến thành phố này.

Sự lựa chọn đầy tranh cãi này đã gây ra những sự phản đối và đồng thời châm ngòi cho sự phẫn nộ với những cái chết và nhiều người bị thương trong khu vực, khiến cho chính ĐTC Phanxicô cũng không khỏi lo lắng và đã kêu gọi tôn trọng việc giữ nguyên hiện trạng.

Hôm 10/12 vừa qua, trong một tuyên bố, Tòa Thánh đã bày tỏ sự chú ý và quan tâm của mình đối với Thánh Địa cũng như hòa bình tại thành phố đang tranh chấp này.

Trong một tuyên bố gửi tới AsiaNews, Tòa Thượng Phụ Chaldean kêu gọi nhắc nhở Hoa Kỳ rằng họ “có nghĩa vụ theo đuổi hoà bình, công lý và thịnh vượng trên thế giới chứ không phải là làm phức tạp các vấn đề bởi các cuộc xung đột và chiến tranh”.

Đối với nhà lãnh đạo Giáo Hội Iraq, quyết định của Tổng thống Trump “sẽ kích hoạt ngọn lửa trong khu vực vốn đã bị châm ngòi bạo lực và có thể sẽ bùng phát”.

Từ đó nảy sinh một yêu cầu tôn trọng việc giữ nguyên hiện trạng tại Giêrusalem, và trước thềm Giáng Sinh này, chúng ta hãy cầu nguyện “cùng với tất cả những người có thành tâm thiện chí cho việc hòa giải và ổn định tại Đất Thánh, các quốc gia lân cận cũng như trên toàn thế giới”.

ĐHY Beshara al-Rahi, lãnh đạo Giáo hội Maronite, cũng có chung mối mối bận tâm của những người dân Iraq của mình. Trong bài giảng Thánh lễ hôm 10/12, ĐHY al-Rahi đã mô tả quyết định của Trump là “hết sức đáng tiếc” và là một hành động “phá hoại”, “vi phạm các nghị quyết về tính hợp pháp quốc tế, thách thức ý chí của khu vực và quốc tế, và đồng thời xúc phạm người dân Palestine, các tín hữu Kitô giáo tại Levant, những người Hồi giáo và Ả Rập”.

“Nó hủy hoại những cầu nối hòa bình giữa các quốc gia Israel, Palestine và Ả Rập, châm ngòi cho ngọn lửa của một cuộc nổi dậy mới, và biến thành phố Giêrusalem hòa bình thành một thành phố chiến tranh”, Đức Thượng Phụ cảnh báo.

Đức Thượng Phụ Chính Thống Coptic Tawadros II cũng đã hủy bỏ một cuộc gặp gỡ đã được lên kế hoạch với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Cairo (Ai Cập) vào cuối tháng này.

Quyết định của Trump “đã không tính đến cảm xúc của hàng triệu người dân Ả Rập”, Giáo hội Coptic cho biết trong một tuyên bố. Vì lý do này, vị Thượng Phụ Coptic sẽ không gặp gỡ Phó Tổng thống Pence khi ông viếng thăm Ai Cập. Các tín hữu Coptic chiếm khoảng 10% dân số cả nước.

Quyết định của Đức Thượng Phụ Tawadros theo sau quyết định của giáo sĩ Ahmed al-Tayeb, Đại Imam của Đại học Hồi giáo al-Azhar, cơ quan Hồi giáo Dòng Sunni cao nhất trên thế giới.

Hai nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu của Ai Cập, Hồi giáo và Kitô giáo, cũng đã thông qua một đường lối chung chống lại cuộc gặp gỡ với Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh của sự phản đối và phẫn nộ, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng đã làm như vậy và gọi quyết định của Trump là “đáng khiển trách” cũng như “cố tình phá hoại mọi nỗ lực hòa bình”, và đồng thời cũng cảnh báo rằng động thái này đã chấm dứt vai trò lịch sử của Washington trong vai trò là nhà tài trợ chính cho các cuộc đàm phán hòa bình Israel-Palestine”.

Nhà Trắng đã cảnh báo hôm thứ Năm rằng việc hủy bỏ cuộc gặp gỡ dự kiến vào cuối tháng này ở Bờ Tây sẽ là “phản tác dụng”, nhưng ông Abbas đã phải chịu áp lực nặng nề trong nước để lảng tránh việc gặp gỡ ông Pence, người sẽ đến khu vực từ ngày 17 đến 19 tháng Mười Hai sắp tới. Ông Abbas đã phải đương đầu với những người Hamas không khoan nhượng, đang bị hết sức kích động bởi quyết định của Mỹ.

Đối với Gush Shalom, một nhóm hòa bình của Israel, quyết định của Trump đã chấm dứt cuộc hòa giải của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Nó sẽ không thay đổi tình hình tại Giêrusalem nhưng nó đánh dấu sự từ bỏ của Hoa Kỳ đối với vai trò lãnh đạo trong tiến trình hòa bình.

Nhóm các nhà hoạt động, bao gồm Uri Avnery, hiện đang tự hỏi rằng liệu ai sẽ lấp đầy khoảng trống mà Hoa Kỳ bỏ lại. Theo một số người, Nga và Tổng thống Vladimir Putin có thể đảm nhận công việc này; những người khác hy vọng sự lãnh đạo cao hơn từ Liên minh Châu Âu, hoặc thậm chí Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bất ổn đã chiếm ưu thế ở các thủ đô lớn của thế giới.

Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phát động cuộc tấn công nhằm tận dụng tình hình, trong và ngoài nước, đối với quyết định của Tổng thống Mỹ.

Trong chuyến thăm châu Âu, nhà lãnh đạo Israel, người đã tổ chức một cuộc gặp gỡ đầy lạnh nhạt với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cho biết việc công nhận này khiến cho hòa bình là hoàn toàn có thể.

Trong một tuyên bố, ông Netanyahu cũng đã chỉ trích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, một người mà theo quan điểm của ông, không chấp nhận dân chủ.

Trong khi đó, Liên đoàn Ả rập tại một cuộc họp khẩn cấp tại Cairo đã kêu gọi việc công nhận Nhà nước Palestine với Giêrusalem là thủ đô.

Bá Cao (theo AsiaNews)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết