Các buổi hội nghị và hội thảo khuyến khích một “nền văn hoá hoà bình và sự cảm thông chia sẻ”. Đối với một nhà lãnh đạo giới trẻ, “Giới trẻ, với năng lượng, các mối tương quan và sự hăng hái của họ trong việc cổ võ hoà bình, có thể tạo ra một sự thay đổi trong xã hội”.
Một nhóm bao gồm 100 chuyên gia giới trẻ đến từ nhiều tôn giáo khác nhau, bao gồm cả các Kitô hữu và những người Hồi giáo, đã cùng nhau quy tụ cùng với đại diện của người dân bản địa nhằm cổ võ cho một “nền văn hoá hòa bình” tại Mindanao, miền nam Philippines. Khu vực đã bị xáo trộn bởi cuộc xung đột, gần đây nhất tại Marawi, bối cảnh của một cuộc đối đầu đẫm máu đang diễn ra kể từ ngày 23 tháng 5 giữa những kẻ khủng bố liên quan đến Nhà nước Hồi giáo và các lực lượng của chính phủ.
Sáng kiến này đã được bắt đầu vào tháng 6 năm ngoái tại Alabel, tỉnh Sarangani, do Jocelyn Lambac-Kanda, giảng viên tại trường Đại học Chúa Ba Ngôi; Jovar Pantao, giáo sư tại Đại học Mindanao State – thành phố General Santos; và Kaharudin Dalaten, một nhân viên phát triển của chính quyền tỉnh Sarangani, dẫn đầu.
Các bạn trẻ đã liên tục tham gia các buổi hội nghị khuyến khích và thúc đẩy họ cổ võ một “nền văn hoá hòa bình và sự cảm thông chia sẻ”, vốn là một công thức cơ bản trong việc giải quyết xung đột.
“Giữa bối cảnh của các cuộc xung đột vũ trang vốn gieo rắc sự hận thù, sự thiếu tin tưởng cũng như những thành kiến giữa những người dân Philippines, giới trẻ, với năng lượng, các mối tương quan và sự hăng hái của họ trong việc cổ võ hoà bình, có thể tạo ra một sự thay đổi trong xã hội”, giảng viên Lambac-Kanda cho biết.
Giáo sư Pantao đã phát biểu trong nhiều cuộc hội thảo khác nhau về ‘Bước quyết định: Khám phá sự bình an nội tâm của tôi’ để những người trẻ tuổi có thể khám phá ra việc làm thế nào để có được sự bình an nội tâm cũng như làm thế nào điều này có thể lan tỏa điều này cho những người khác.
Để chứng tỏ sự ủng hộ của mình đối với việc đưa việc giáo dục về hòa bình vào chương trình giảng dạy của các trường công, giáo sư Pantao cũng đã dẫn đầu một đội ngũ trong việc phát triển ‘Đơn vị chương trình dạu học về Giáo dục Hòa bình cho tất cả mọi giáo viên’.
Vào ngày 16-18 tháng 5 vừa qua, giáo sư trẻ Moro đã phục vụ như là một cố vấn viên cho “Tudlo Kalilintad: Chương trình đào tạo Văn hoá Hòa bình cho các nhà giáo dục Hồi giáo”, vốn đã kêu gọi sự tham gia của nhiều giáo viên Hồi giáo đến từ Sarangani.
Về phần mình, Kaharudin Dalaten cho biết tình hình của các thanh thiếu niên Mindanao có thể phản ánh và cho phép họ khám phá vai trò của họ trong việc giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến giới trẻ chẳng hạn như việc ít tham gia vào việc quản lý địa phương, chủ nghĩa cực đoan bạo lực và vấn đề ma túy bất hợp pháp.
Kanda và Pantao cả hai đều thuộc Hiệp hội Lãnh đạo Giới trẻ xuất sắc của Liên Hiệp Quốc năm 2009 trong khi Dalaten là Đại sứ Giới trẻ năm 2016 về Hòa bình-Châu Á của Liên đoàn Hòa bình Toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
Tất cả các nhà lãnh đạo giới trẻ đều cam kết cổ võ sự hiểu biết và sự đồng lòng trong các cộng đồng của họ thông qua việc cổ võ một nền văn hoá hòa bình.
Minh Tuệ chuyển ngữ