Các Kitô hữu Coptic: ‘Các vụ tấn công và giết hại càng xảy ra, đức tin Kitô giáo càng trở nên mạnh mẽ hơn’

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 13-07-2017 | 20:41:14

Một tháng sau chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Cairo, các Kitô hữu Coptic hiện vẫn đang nắm giữ niềm hy vọng mà họ nhận được từ vị Cha chung, bất chấp những cuộc tấn công khủng bố gần đây chống lại họ.

 

Vị chuyên gia về nguyên nhân xung đột tại Trung Đông cho biết hiện 9 triệu Kitô hữu Coptic tại Ai Cập cảm thấy vô cùng cảm kích đối với một số tiến bộ mà ĐTC Phanxicô đã có thể mang lại thông qua việc đối thoại. Những tiến bộ này bao gồm Tài liệu chung đã được ĐTC Phanxicô và Đức Thượng Phụ Tawadros II đã ký kết nhằm công nhận Bí tích Thanh Tẩy được cử hành tại các nhà thờ thuộc hai Giáo Hội cũng như sự hồi sinh đối với vấn đề truyền thông giữa Đại học Al-Azhar và Vatican.

GIÁO SƯ MOUNIR FARAG:
“Giáo hội Chính thống Coptic đang trải qua một thời khắc đau khổ và họ đang xem xét chuyến viếng thăm này của ĐTC Phanxicô, như một cảm thức tuyệt vời để nói với thế giới, chúng ta không phải chỉ là một cộng đồng tôn giáo thiểu số. Chúng ta có Giáo Hội Hoàn vũ luôn đồng hành với chúng ta”.

Với 10% các Kitô hữu Coptic trong tổng dân số Ai Cập, điều đó đơn giản chỉ có nghĩa là các Kitô Hữu Ai Cập, họ luôn được người khác nhìn với ánh mắt dị biệt. Tuy nhiên, giáo sư Farag cho biết gần đây những cuộc tấn công chống lại họ đã tăng lên do ý thức hệ của một số nhóm người Hồi giáo trong nước, chẳng hạn như tổ chức Hồi giáo Huynh đệ (Muslim Brotherhood). Nhiều người đã bị ảnh hưởng bởi việc thao túng chính trị kể từ thời thơ ấu và chỉ nhìn chăm chăm vào Kinh Koran, chứ không phải hòa bình và tình yêu thương được thấy ở bản kinh lâu đời hơn được viết tại Mecca, nhưng với khía cạnh chính trị được thấy ở bản thứ hai.

GIÁO SƯ MOUNIR FARAG:

“Trong 45-50 năm qua, không có năm nào mà không có chuyện gì xảy ra. Đó có thể là hành vi cá nhân, hành vi của nhóm, nhưng chủ yếu là về ý thức hệ, đặc biệt là những tư tưởng tập trung vào phần khó khăn, hoặc phần thứ hai trong Kinh Koran, vốn là bản được viết tại Madina, khi tiên tri Mohammed đã từ một nhà lãnh đạo tinh thần trở thành một nhà lãnh đạo chính trị”.

Lối tư duy chính trị đầy bạo lực này, sau đó, đã làm lợi cho nền kinh tế, vốn đặc biệt đã trở nên suy yếu trong bảy năm qua. Đó là lý do tại sao cuộc gặp gỡ của ĐTC Phanxicô với Tổng thống Al-Sisi đặc biệt quan trọng đối với tất cả mọi người dân Ai Cập, đặc biệt là các Kitô hữu bị tấn công bởi những hệ tư tưởng này.

GIÁO SƯ MOUNIR FARAG:

“Điều quan trọng là họ càng tấn công, họ càng giết hại thì đức tin Kitô giáo lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Việc tha thứ chính là một điều hết sức kỳ diệu từ những nạn nhân cũng như từ các gia đình của họ. Các Kitô hữu tại Ai Cập, vẫn hằng luôn tạ ơn Thiên Chúa, giờ đây đức tin của họ đã mạnh mẽ như vậy kể từ thuở ấu thơ. Trong vụ tấn công gần đây nhất, trong đó có rất nhiều trẻ em, và phải lắng nghe những chứng từ của họ và tha thứ cho những kẻ đã tấn công họ”.

Giáo sư Farag cho biết rằng vì những nhóm hệ tư tưởng Hồi giáo thiểu số và mang tính chính trị đồi bại đã thấm nhuần sự hận thù vào mỗi thành viên kể từ thuở thiếu thời của họ, các Kitô hữu đang nỗ lực làm điều ngược lại và đang gieo rắc những hạt giống đức tin và sự tha thứ cho các trẻ em với hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết