Các Kitô hữu Ai Cập chung tay giúp đỡ những người tị nạn Sudan

Gia đình Rose Abass (ngoài cùng bên phải) được cung cấp chỗ ở miễn phí ở ngoại ô Cairo, nhờ các sáng kiến gây quỹ do Giáo phận Tân giáo-Anh giáo Ai Cập phát động (Ảnh: AUGUSTINE PASSILLY)

Gia đình Rose Abass (ngoài cùng bên phải) được cung cấp chỗ ở miễn phí ở ngoại ô Cairo, nhờ các sáng kiến gây quỹ do Giáo phận Giám nhiệm-Anh giáo Ai Cập phát động (Ảnh: AUGUSTINE PASSILLY)

Trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Marseille, La Croix đã xem xét việc các tín hữu Công giáo và các Kitô hữu khác đang giúp đỡ các thành phố và quốc gia khác nhau ở khu vực Địa Trung Hải đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng.

Cơn khát có thể nhận thấy một cách rõ ràng vào buổi sáng tháng Tám này. Hàng chục người di cư Sudan đang chờ đợi trong sân Nhà thờ Các Thánh ở Cairo, trụ sở của Giáo hội Anh giáo ở Ai Cập. Dưới bóng râm của những chiếc ô đặt trên đường nhựa, nhiệt kế đang gần 40°C.

“Tôi đang tìm cách nuôi sống bản thân và gia đình”, Rashida Mohammed giải thích khi chị rảo quanh các tổ chức từ thiện ở thủ đô Ai Cập.

7 tuần lễ trước đó, người phụ nữ 29 tuổi đã bắt đầu cuộc hành trình dài 3.000 km từ El-Fasher, thủ đô của bang Bắc Darfur của Sudan. Khu vực này là một phần của khu vực rộng lớn bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh khốc liệt kể từ ngày 15 tháng 4 giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), các phe phái đối địch trong chính quyền quân sự Sudan.

4,7 triệu dân thường phải sống cảnh vất vưởng nay đây mai đó

Sự kình địch của họ đã kết tinh từ sự bất đồng về việc sáp nhập dân quân vào quân đội. Về phần mình, những người Hồi giáo của chế độ cũ, phản đối việc quay trở lại của một quá trình chuyển đổi dân chủ vốn sẽ đe dọa lợi ích kinh tế của họ, đã không ngừng thúc đẩy cuộc xung đột này.

Dự án Dữ liệu Sự kiện & Vị trí Xung đột Vũ trang (ACLED) đã tạm thời đưa ra số người chết là gần 5.000 người. Tổ chức phi chính phủ này cho biết giao tranh cũng đã khiến 4,7 triệu dân thường phải di tản. Ai Cập đã tiếp nhận hơn 287.000 người, chỉ đứng sau Chad với tư cách là nước chủ nhà. Nhưng nhiều người trong số những người tị nạn này, như Rashida Mohammed, thậm chí còn không được đưa vào danh sách chính thức.

“Hộ chiếu của chúng tôi đã hết hạn nên lãnh sự quán Ai Cập từ chối cấp thị thực cho chúng tôi. Chúng tôi phải vượt biên trái phép”, Rashida nói.

Sau thử thách ở sa mạc Nubian đầy bọ cạp và rắn, Rashida là một trong những người may mắn đến được Cairo. Nhưng chị tự nhận thấy mình đang ở trong tình thế cực kỳ dễ bị tổn thương, cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người trong cộng đồng Kitô giáo ở Ai Cập đang làm những gì có thể để giúp đỡ những người phải di tản này, phần lớn trong số họ là người Hồi giáo.

Một thị trường việc làm bão hòa

Đó là trường hợp của Mục sư Yasir Kuku, người chào đón Rashida Mohammed vào văn phòng có máy lạnh của mình.

“Hàng ngày, những người tị nạn Sudan đến đây để tiếp nhận thực phẩm và quần áo. Chúng tôi cũng đưa những người bệnh đến bệnh viện”, công dân quốc tịch Sudan này, người đã sống ở Cairo 12 năm, cho biết. “Đồng thời, chúng tôi tổ chức các khóa đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng những người mới đến này”, nói với chúng tôi.

Tìm việc làm không phải là điều dễ dàng trong một thị trường gần như bão hòa. Trước khi xung đột nổ ra, Ai Cập chính thức là nơi sinh sống của 291.500 người tị nạn và người xin tị nạn, cùng với hàng nghìn người di cư không có giấy tờ.

“Một số vị trí hiện có được trả lương thấp đến mức họ không thể tồn tại”, Ali (không phải tên thật) tóm tắt. Nhân viên kế toán này hiện thuộc số ít người sống sót đã tìm được việc làm.

Ông chủ của Ali là Peter George. Năm ngoái, vị doanh nhân này đã có một giấc mộng: Chúa Kitô yêu cầu anh ta phải làm việc cho người dân Sudan, những người vào thời điểm đó đã phải sống ở những vùng ngoại ô khó khăn của Cairo.

“Trách nhiệm của chúng ta với tư cách là con người và là Kitô hữu đó là loan truyền tình yêu của Thiên Chúa”, vị doanh nhân nói. “Chúng ta không thể hài lòng với lời nói. Chúng ta phải thể hiện tình yêu thương bằng hành động để tạo ra những kết quả hữu hình”, George, một tín hữu Tin Lành, khẳng định

Một cách tiếp cận toàn diện

Chỉ trong vài tháng, anh George đã thiết lập nhiều dự án khác nhau nhằm giúp đỡ những người tị nạn Sudan thông qua giáo dục, thể thao và đào tạo nghề cho phụ nữ. Sau đó, George đã kết hợp những người mới vào hàng ngũ của SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) mà anh mới thành lập để tập trung vào việc đào tạo và phát triển.

“Chúng tôi nỗ lực làm việc một cách toàn diện. Bởi vì chúng tôi không thể hỗ trợ một cộng đồng nếu không củng cố các kỹ năng của cộng đồng đó”, George giải thích.

Tại cơ sở hoàn toàn mới, nơi người ta vẫn có thể ngửi thấy mùi sơn mới, chàng kế toán Ali đã được tận hưởng đặc quyền của mình… trong khi vẫn không thể quên tất cả những gì mình đã trải qua.

“Không có từ nào có thể diễn tả được cảm giác của việc mất đi tất cả: nhà cửa, công việc, đất nước của bạn…”, Ali nói.

Cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút nhờ hợp đồng của mình, người đàn ông 40 tuổi này đã bắt đầu quá trình cho hai đứa con song sinh 10 tuổi của mình đến trường.

Căng thẳng gia tăng với cộng đồng chủ nhà

Chi phí của một trường học theo chương trình giảng dạy của Sudan là 12.100 bảng Ai Cập một năm (€ 362). Ở đây một lần nữa, tinh thần liên đới đang được triển khai. Chi nhánh của Tô chức Dịch vụ Cứu trợ Công giáo (CRS) của Ai Cập – một thành viên của Liên đoàn Caritas toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ – sẽ hỗ trợ 70.000 học sinh trong năm tới, trong đó có ít nhất 15.000 người sống sót sau cuộc chiến hiện tại.

“Chúng tôi vẫn hết sức thận trọng vì việc mở cửa biên giới có xu hướng gây căng thẳng với cộng đồng địa phương”, Katie Dutko, Giám đốc chương trình của CRS, cơ quan hoạt động cùng với Liên Hợp Quốc, chính phủ Ai Cập và các tổ chức phi chính phủ khác, cho biết thêm.

“Cơ hội để giúp đỡ người khác”

Mong muốn hạn chế sự áp lực, chính quyền Ai Cập đã giảm mạnh việc vượt biên kể từ ngày 10 tháng 6. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng các cuộc vượt biên bí mật, trong khi những người Sudan khác vừa bỏ cuộc và quay trở lại với cảnh bom đạn.

“Anh trai tôi đã quay trở lại Sudan ngày hôm qua để làm việc và gửi tiền cho chúng tôi”, Rashida Mohammed nói.

Ebtehaj Mustafa, một người dẫn chương trình phát thanh người Sudan đã trở lại đạo Công giáo sau khi tị nạn ở Cairo, đã phát động sáng kiến “Hand to Hand” (Cùng chung tay) với hai giáo dân đồng hương. Chị đã thường xuyên đến ga xe lửa của thành phố để tìm kiếm những gia đình Sudan mất phương hướng. “Chúa đang cho tôi cơ hội để giúp đỡ người khác”, Mustafa khiêm tốn nói.

Kể từ cuối tháng 7, Mustafa đã dành phần lớn nỗ lực của mình cho Samia (không phải tên thật) cùng với 7 đứa con, những nạn nhân của nạn buôn người và lạm dụng tình dục trong chuyến bay của họ.

Nổi tiếng với kiểu lạm dụng này là quốc gia láng giềng Libya, một trung tâm khởi hành đến châu Âu. Nhưng cuộc chiến ở Sudan có thể sẽ thúc đẩy thêm nhiều người thực hiện chuyến vượt biển Địa Trung Hải đầy rẫy sự nguy hiểm.

Trong khi đó, những người trẻ bị bỏ lại ở Sudan lại là nơi sản sinh ra vấn nạn nạn lạm dụng và buôn người. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, họ cũng đã bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tuyển mộ.

Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết