Các Giám mục Venezuela: ‘Chúng tôi không phải là phe đối lập, chúng tôi đứng về phía người dân’

Đức Giám mục Jose Luis Azuaje Ayala – người đứng đầu tổ chức Caritas Mỹ Latinh, nhấn mạnh rằng Giáo hội “luôn luôn đứng về phía quyền lợi của người dân”, và việc phải chứng kiến cảnh con cái mình đang chết dần chết mòn và bị suy dinh dưỡng, các Giám mục không thể không lên tiếng. Các chuyên gia nói rằng tỷ lệ những người dân Venezuela bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng đang gia tăng 1% cứ mỗi hai tháng.

Sự xuống cấp về chính trị và kinh tế của Venezuela đã diễn ra trong nhiều năm nay, nhưng nó đang ngày càng xấu đi một cách nhanh chóng. Hàng ngàn người đã tuần hành trên các đường phố để phản đối Tổng thống Nicolás Maduro, cáo buộc ông ta vì đã chà đạp lên hiến pháp và phải chịu trách nhiệm đối với việc nền kinh tế và xã hội nước này đang rơi tự do.

15326604_587007104824937_7903228575314835638_n-690x450Tình trạng lạm phát, thất nghiệp, những lệnh giới nghiêm và tình trạng bạo lực chống lại những người biểu tình, nhiều người dân đã bị giết hại, tất cả kết hợp lại đã khiến cho cuộc sống tại Venezuela ngày càng trở nên khốn đốn và  đầy nguy hiểm.

Trong một thời gian dài, các Giám mục Venezuela đã có lên tiếng mạnh mẽ chống lại thái độ độc đoán của chính phủ, kêu gọi việc đối thoại, tiến hành các cuộc bầu cử, và thậm chí là ngay cả thực hiện việc bất tuân dân sự.

Tuy nhiên, ít nhất một người trong số các Giám mục Venezuela đã khẳng định rằng các Giám mục không chống đối chính phủ, nhưng họ “ủng hộ và đứng về phía người dân”.

“Nếu việc đứng về phía người dân lại bị gọi là ‘phe đối lập’, thì chúng ta sẽ bị gọi là các thành viên của phe đối lập”, Đức cha Jose Luis Azuaje Ayala Địa phận Barinas, một thành phố nằm trên khu vực biên giới tiếp giáp với Colombia, cho biết. Đức cha Azuaje cũng là người đứng đầu tổ chức Caritas Châu Mỹ Latinh.

“Giáo hội luôn đứng về phía quyền lợi của người dân. Nếu chúng ta phải chứng kiến cảnh con cái chúng ta đang chết dần chết mòn và bị suy dinh dưỡng”, thì các Giám mục phải lên tiếng, Đức cha Azuaje phát biểu với Crux.

Việc nhận thấy tình hình bi đát như vậy – Đức cha Azuaje khẳng định – các Giám mục “không thể cứ mãi im lặng được”,  thậm chí ngay cả khi những điều họ nói đẩy họ vào việc phải tuyên chiến với chính phủ.

Đất nước hiện đang bị chia cắt sâu sắc. Các thường dân đang bị xét xử tại các tòa án quân sự, vi phạm luật pháp quốc tế một cách nghiêm trọng. Chính phủ đang thực hiện việc cấp binh khí cho các thường dân ủng hộ ông Maduro để chống lại đám đông đang biểu tình chống lại các chính sách của ông ta, để mà các vụ giết hại người dân trở nên không có dính líu đến ông ta cũng như quân đội.

Tại Caracas, thủ đô của đất nước, người dân đang thiết lập những hàng rào để phản đối việc khởi xướng của vị Tổng thống của chủ nghĩa xã hội nhằm viết lại hiến pháp trong bối cảnh của một cuộc khủng hoảng chính trị đang leo thang một cách nhanh chóng.

Các nhà lãnh đạo phe đối lập đã bác bỏ một hội đồng lập hiến trù bị, do ông Maduro kêu gọi vào hồi đầu tháng này, như một phương cách để chấm dứt các cuộc bầu cử trong khu vực dự kiến diễn ra trong năm nay và cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào năm 2018.

Những người chỉ trích ông Maduro ở nước ngoài đã kêu gọi việc vận động một cuộc đảo chính.

Các Giám mục là những người phản đối chống lại việc viết lại hiến pháp.

“Hội đồng Giám mục luôn ủng hộ việc giải quyết các cuộc xung đột  thông qua người dân, nhận biết những điều họ mong mỏi, trong tầm nhìn của họ về tương lai”, Đức cha Azuaje cho biết. “Là con người thì có thể mắc phải những sai lầm, nhưng chúng ta phải để cho người dân lên tiếng và đưa ra sự lựa chọn”.

Đức cha Azuaje nhắc nhở người dân trong suốt cuộc phỏng vấn, diễn ra vào ngày thứ sáu vừa qua tại trụ sở của tổ chức Caritas Quốc tế tại Rome, chính phủ của ông Maduro đã đồng ý với ba điều kiện tiên quyết để đối thoại với phe đối lập. Đó chính là việc kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử, cho phép viện trợ nhân đạo vào đất nước và đồng thời phóng thích các tù nhân chính trị.

“Đây là những cam kết mà chính phủ quốc gia đã thừa nhận, thế nhưng và cho đến nay, chúng vẫn không được đáp ứng”, Đức cha Azuaje nói.

Tổ chức Caritas Quốc tế là một cơ quan từ thiện trung ương hợp nhất các chi nhánh địa phương thuộc tổ chức Caritas.

Về sự cần thiết đối với việc kêu gọi bầu cử, các Giám mục và Vatican đã đi đến thỏa thuận. Tuần trước, trong chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Fatima, Đức Hồng Y Pietro Parolin – Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã phát biểu với Crux và tờ La Nación của Argentina rằng giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng đó chính là việc kêu gọi các cuộc bầu cử.

Khi ĐHY Parolin nói về Venezuela, ngài đã phát biểu với những hiểu biết trực tiếp của mình: trước khi được bổ nhiệm làm nhà ngoại giao hàng đầu của Giáo hội, ĐHY Parolin đã phục vụ tại Mỹ Latinh với tư cách là đại sứ của Đức Giáo Hoàng.

Vào cuối tháng Mười và tháng Mười Một năm ngoái, đã có một quá trình đối thoại được trung gian bởi Vatican. Nhận thấy ba điều kiện tiên quyết cho quá trình đó đã bị ông Maduro phớt lờ, sáng kiến này quả thực đã chẳng đi đến đâu, và các nhà quan sát tin rằng phe đối lập, và thậm chí ngay cả Vatican, sẽ thận trọng khi quay trở lại bàn đàm phán cho đến khi các điều kiện được đáp ứng, điều mà ĐHY Parolin đã chỉ ra với tổng thống trong một lá thư được viết hôm 1/12 năm ngoái.

“Họ đã không tôn trọng thỏa thuận, vì vậy không có một động lực nào đối với việc đối thoại”, Đức Cha Azuaje nói. “Họ tuyên bố là cởi mở đối thoại, thế nhưng đối thoại là gì?” Đối với các Giám mục, những lời kêu gọi của ông Maduro để mời gọi mọi người ngồi vào bàn đàm phán không gì hơn chỉ là một chiến dịch quảng cáo.

“Như ĐTC Phanxicô nói, để có thể đối thoại, người ta phải ngồi vào bàn đàm phán với sự trung thực, đạt được các thỏa thuận, mỗi bên cần phải đặt niềm tin sang một bên để dành chỗ cho những thứ khác”, Đức Cha Azuaje nói.

“Ngày nay, với hành động đàn áp quá mức, sự phỉnh gạt mà chính phủ đã áp đặt lên các phương tiện truyền thông. ĐTC Phanxicô chắc chắn đang lo ngại về chuỗi hành động bạo lực tại nước này, nơi không có một sự cởi mở thực sự đối với cuộc đối thoại thành thật và chân thành”, Đức Cha Azuaje nói.

Liên quan đến các phương tiện truyền thông, Đức cha Azuaje nhấn mạnh rằng hầu hết mọi người dân ở Venezuela đều tin tưởng vào các cơ quan báo chí nước ngoài và mạng lưới truyền thông xã hội để biết về điều gì đang xảy ra, bởi vì các phương tiện truyền thông địa phương đã không báo cáo một cách trung thực.

Là một tiếng nói mạnh mẽ để đưa ra một sự cảnh tỉnh, Giáo hội Công giáo trong nước đã nhiều lần lên án. Từ ngày 16/5 đến 18/5 vừa qua, các Giám mục đã tổ chức hội nghị ngoại thường để bàn về cuộc khủng hoảng. Trong những phát biểu mở đầu của mình, Đức Tổng Giám mục Diego Padrón – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Venezuela, đã không hề e ngại khi gọi hệ thống chính trị này là một hệ thống “bất hợp pháp và không khoan dung” và đồng thời cho biết các Giám mục có trách nhiệm dân sự và luân lý để tiến hành can thiệp.

Và theo cách thức riêng của họ, các Giám mục đã đang làm như vậy, đặc biệt là thông qua tổ chức từ thiện Công giáo Caritas.

Theo bà Janeth Márquez – điều phối viên của tổ chức Caritas Venezuela, cơ quan này đã 4 lần kêu gọi chính phủ thừa nhận cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nước này trong năm qua. Điều này sẽ cho phép việc viện trợ nhân đạo, chủ yếu là lương thực và thuốc men, để có thể đưa vào nước này, và tổ chức Caritas Quốc tế là một trong nhiều cơ quan sẵn sàng thực hiện việc cung cấp.

Bà Márquez cho biết: “Caritas đã có một sáng kiến để giám sát tình trạng suy dinh dưỡng vì người dân đang đến với các dịch vụ của chúng tôi do thiếu thuốc men và họ đã trở nên quá yếu ớt. Nhiều người trong số họ đã sụt cân đáng kể”.

Các báo cáo gần đây cho thấy người đân Venezuela đã sụt cân trung bình 17 pound  trong năm qua.

Một báo cáo gần đây của Caritas, đứng đầu là bà Márquez, chỉ ra rằng hơn 11% trẻ em dưới 5 tuổi đang bị suy dinh dưỡng cấp tính hoặc nặng hơn, một điểm cao hơn ngưỡng mà Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra. Ở một số nơi, con số này chiếm 13% đối với dân số nói chung, 48% đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

Chuyên gia này nói rằng loại thứ hai là đáng lo ngại nhất, bởi vì trong giai đoạn sơ sinh não bộ phát triển, và không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, người đó sẽ phải chịu sự phát triển lâu dài và việc chậm trễ nhận thức.

Thêm vào danh sách dài các mối bận tâm – bà Márquez nói – đó chính  là thực tế rằng trong sáu tháng qua, tỷ lệ những người bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng đã tăng 1% cứ mỗi hai tháng một lần.

Báo cáo, lấy cảm hứng từ nhiều trường hợp mà Caritas đã được nhìn thấy ở cấp quốc gia, khảo sát tình trạng suy dinh dưỡng tại bốn tiểu bang bao gồm tiểu bang Caracas. Đây là một quá trình dài hạn, bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái. Báo cáo được công bố trong tuần này là báo cáo thứ ba của loại hình này.

Tuy nhiên, bất chấp những lời cảnh báo, ông Maduro đã từ chối tuyên bố một trường hợp khẩn cấp về nhân đạo, thay vào đó ông muốn cho các công dân của mình phải lâm vào cảnh phải nhặt rác để ăn, chứng kiến cảnh các bậc làm cha mẹ chỉ có thể cho con cái họ ăn duy nhất một bữa mỗi ngày, và tỷ lệ suy dinh dưỡng trầm trọng đã tăng lên 1% cứ mỗi hai tháng.

Đức cha Azuaje và bà Márquez đã có mặt tại Rôma để tham dự một hội nghị do Caritas tổ chức. Một mặt, các nhà lãnh đạo của bảy khu vực – đại diện cho hơn 160 quốc gia – của tổ chức Caritas Quốc tế quy tụ tại ‘Thành phố Vĩnh cửu’ để tham dự một hội nghị thông thường của mình.

Mục đích thứ hai là để cho các tổ chức Caritas khác, và cả Vatican, nhận biết về những gì đang diễn ra tại đất nước này, nhằm cố gắng tìm kiếm một số “con đường của sự liên đới hoặc hợp tác huynh đệ, chứng kiến những đau khổ của người dân Venezuela, những người dân đang thiếu thốn lương thực, y tế cũng như sự an toàn”.

Trong số những người hiện diện có các đại diện Văn phòng Thư ký của Vatican.

Đức cha Azuaje đã không yêu cầu để được gặp gỡ với ĐTC Phanxicô hay với ĐHY Parolin vì Đức Hồng Y Baltazar Enrique Porras – người đứng đầu tổ chức Caritas Venezuela, đang có mặt tại Vatican để cập nhật tình hình tại nước này.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết