Các Giám mục Tây Phi nhấn mạnh những thách đố mà các quốc gia này hiện đang phải đối diện

Hội nghị khu vực của các Giám mục Tây Phi đã ca ngợi một liên minh kinh tế khu vực với nỗ lực thúc đẩy việc chuyển giao quyền lực một cách ôn hoà, đồng thời nhấn mạnh những lĩnh vực đáng lo ngại, bao gồm việc không khoan dung tôn giáo và tình trạng thất nghiệp của các thanh niên.

Sierra Leone, November 2013Lady praying during the Mass in theCác Giám mục thuộc Hội Đồng Giám mục khu vực Tây Phi đã gặp gỡ từ ngày 28/3 đến 31/3 tại Bờ Biển Ngà để thảo luận về vai trò của các Giám mục trong việc phòng ngừa, hòa giải, giải quyết và chuyển đổi các mâu thuẫn.

Hội nghị bao gồm các Giám mục đến từ 15 quốc gia, bao gồm bờ biển Đại Tây Dương từ Mauritanie đến Nigeria, cũng như Cape Verde, Mali và Burkina Faso.

Các Giám mục đã gửi một thông điệp đến Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) hôm 4/4 vừa qua nhằm nêu bật những cách thức mà hai tổ chức có thể cộng tác với nhau.

Các Giám mục đã ghi nhận tích cực việc “chuyển giao quyền lực dân chủ ở nhiều quốc gia của chúng ta cũng như vấn đề hòa bình tương đối mà chúng ta đang chứng kiến trong khu vực của chúng ta”.

Lưu ý rằng việc tăng trưởng kinh tế là một lợi ích cho tất cả các công dân của họ, các Giám mục cho biết thêm rằng “chúng tôi đang cố gắng để quan sát một số thách thức đáng kể trong khu vực của chúng tôi vốn cần phải được giải quyết”.

Các Giám mục trước hết đã liệt kê việc chuyển đổi chính trị và sự bất ổn như là một mối bận tâm; một số quốc gia ở Tây Phi đã trải qua các cuộc đảo chánh hoặc nội chiến trong những năm gần đây.

Các Giám mục đã quan sát thấy rằng “việc chuyển đổi quyền lực chính trị ở một số quốc gia được đặc trưng bởi việc không tuân thủ luật pháp, các thể chế yếu kém, việc thu hẹp khoảng trống đối với việc tham gia chính trị của tất cả mọi người, vấn đề vi phạm nhân quyền và tra tấn thường xuyên xảy ra”.

“Chúng tôi cũng quan ngại về các nhà lãnh đạo chính trị, những người nắm trong tay các phương tiện ngoại giao để duy trì quyền lực, chúng tôi kêu gọi các chính quyền của chúng tôi phải tôn trọng các nguyên lý dân chủ của các quốc gia”.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng thất nghiệp trong giới thanh niên cũng đã khiến các Giám mục không khỏi quan ngại.  Các Giám mục cho biết rằng đa số thanh thiếu niên trong khu vực đang trong tình trạng thất nghiệp “và do đó họ rất dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn người, lạm dụng ma túy, bạo lực và việc bị buộc phải di dời. Nếu họ không có việc làm sau khi tốt nghiệp và cứ mãi quanh quẩn trong khu vực, họ dễ dàng trở thành con mồi của nhưng tên lãnh chúa chiến tranh cũng như những tên tội phạm chính trị – những người có thể chiêu mộ họ để thực hiện những tội ác bạo lực cũng như những hành vi khủng bố”.

Các Giám mục kêu gọi việc “đưa ra các biện pháp thích hợp và đồng thời khuyến khích để việc tạo cơ hội việc làm có ích cho giới trẻ trong khu vực” để có thể đảo ngược xu hướng này.

Trở lại với sự không khoan dung tôn giáo và chủ nghĩa cực đoan, các Giám mục nói rằng “mong muốn của các nhóm tôn giáo cực đoan nhằm cưỡng bức “Hồi giáo hóa” các quốc gia trong khu vực của chúng ta đã gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến quyền lợi của mọi công dân tự trong việc do lựa chọn và thực hành tôn giáo của mình”.

Hầu hết các quốc gia trong Hội đồng các Giám mục Tây Phi đều có đa số hoặc phần đông dân số theo Hồi giáo, và một số chính phủ hoặc các nhóm cực đoan đã chuyển sang việc bách hại các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác.

Các Giám mục đã ca ngợi Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi vì sự can thiệp gần đây của các Giám mục tại Gambia, mà trong đó, người giữ chức Tổng thống trong 22 năm qua – ông Yahya Jammeh – đã từ chối chấp nhận kết quả cuộc bầu cử vào tháng 12/2016 vừa qua, trong đó ông bị đánh bại.

Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp và một sự can thiệp quân sự của Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi nhằm hợp thức hóa vị tổng thống mới được bầu.

“Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với việc quý vị đã thành công trong việc dàn xếp ổn thỏa tình hình tại Gambia”, các Giám mục viết. “Chúng tôi chúc mừng quý vị về lập trường vững chắc mà quý vị đã thực hiện … dẫn đến việc chuyển giao quyền hiến định cho vị Tổng thống đã đắc cử một cách chính đáng. Với điều này, quý vị đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ và rõ ràng đến tất cả các nhà hoạt động chính trị cũng như các nhà lãnh đạo trong khu vực của chúng ta”.

Các Giám mục cũng lưu ý rằng Gambia đã được Tổng thống Jammeh tuyên bố là một nước Hồi giáo vào tháng 12/2015, nhưng vị tân Tổng thống – ông Adama Barrow – đã hủy bỏ điều này: “Chúng tôi lấy làm vui mừng vì vấn đề này đã được vị lãnh đạo hiện tại hủy bỏ”, các Giám mục nhận xét. “Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi rằng tình trạng này không nên được lặp lại ở bất kỳ quốc gia nào trong khu vực của chúng tôi”.

“Bất cứ khi nào chính phủ chấp nhận một tôn giáo cụ thể nào như quốc giáo, thì lúc ấy quyền lợi của các công dân khác đối với vấn đề tự do lương tâm và tự do thờ phượng đều bị vi phạm”, các vị Giám mục Tây Phi viết.

Các Giám mục cũng bày tỏ mối quan ngại của họ đối với những người chăn nuôi gia súc đã đe doạ các cộng đồng địa phương – đặc biệt là những người Fulani ở Nigeria.

Sự tái phát các thiên tai cũng như nhân tai chẳng hạn như: như lũ lụt, bão, hoang mạc hóa, mất an ninh lương thực, di dân cưỡng bức và các cuộc khủng hoảng nhân đạo khác liên quan đến việc biến đổi khí hậu đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn vong của con người và động vật. Mối quan tâm đặc biệt đó chính là hành động tàn phá môi trường và xã hội gây ra bởi những người chăn gia súc – những người đã di chuyển đàn gia súc của họ qua các cộng đồng cũng như  biên giới các quốc gia trong khu vực”, các Giám mục viết.

“Những người chăn gia súc này, thường được trang bị vũ khí nguy hiểm, có liên quan đến các hành động hãm hiếp, giết người, phá hoại các trang trại, bắt cóc và các cuộc xung đột. Mặc dù có sự tự do đi lại của người dân cũng như hàng hóa trong khu vực, chúng tôi kêu gọi chính quyền phải giải quyết một cách có hiệu quả đối với các hoạt động phá hoại này”.

Các Giám mục kết luận bằng cách nhắc nhở Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi rằng các Giám mục sẽ sẵn sàng trở thành thực hiện việc hòa giải đối với “các vấn đề về chính trị và quản trị” có thể nảy sinh trong khu vực.

Các Giám mục đã thành lập các văn phòng liên lạc với các nghị viện quốc gia, đồng thời “giám sát các chính sách công cũng như việc thực hiện các chính sách này nhằm thúc đẩy việc quản trị tốt cùng với các lợi ích chung trong các vấn đề công cộng”.

Minh Tuệ (theo EWTN)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết