Các Giám mục Normandy hy vọng sẽ sử dụng Giáo huấn của Giáo hội như một cầu nối giữa Chính phủ Pháp và những người biểu tình ‘Áo khoác vàng’.
Các Giám mục Công giáo Normandy, Pháp đã kêu gọi chính phủ Pháp và những người biểu tình thuộc phong trào được gọi là ‘Áo khóac vàng’ gặp gỡ nhau và trở thành những con người của đối thoại và hòa bình. Các giám mục đã đưa ra một tuyên bố có tựa đề “Liệu chúng tôi có nên nộp thuế cho Xê-da?”, một trích dẫn từ các trình thuật Tin Mừng Mát-thêu, Mác-cô và Luca, mà qua đó Chúa Giêsu được hỏi về việc liệu người Do Thái có được phép nộp thuế cho đế chế La Mã ngoại giáo hay không. Những người biểu tình ‘Áo khoác vàng’ ở Pháp đã tức giận vì một đề xuất của chính phủ nhằm tăng thuế phải trả cho xăng và dầu diesel.
Trong bản tuyên bố, các Giám mục kêu gọi các Kitô hữu Pháp hãy trở nên những mẫu gương cho những người xung quanh.
Đối thoại và Hòa bình
“Câu cách ngôn (Của Xê-da trả cho Xê-da, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa) thường được giải thích để gìn giữ niềm tin của họ vào Thiên Chúa và để hành xử như mọi công dân khác còn lại”, tuyên bố cho biết. Các giám mục tiếp tục cho biết rằng, trong khi họ không có ý định ra lệnh cho những hành động của họ, điều đáng chú ý là, giống như câu chuyện trong Tin Mừng, vấn đề về thuế thường dùng hành vi để che đậy cho những vấn đề và động cơ khác.
Trong phần thứ hai bao gồm 4 điểm, tuyên bố lưu ý rằng một giải pháp khả thi không thể được tìm thấy thông qua bạo lực mà chỉ bởi việc các bên liên quan đồng ý đàm phán với nhau.
“Cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng sẽ không xảy ra nếu như chúng ta coi đó là cuộc đối mặt giữa công dân và những nhà cầm quyền, nơi mà mọi người sẽ được yêu cầu để chọn phe của mình. Việc bám vào các cuộc thăm dò sẽ không giúp ích được gì nữa. Chúng tôi khuyến khích các Kitô hữu, những người có thành tâm thiện chí tham gia vào bất kỳ cuộc tranh luận nào”.
Thông điệp “Laudato Si”
Điểm thứ ba trong tuyên bố cố gắng sử dụng Thông điệp ‘Laudato Sì’ về môi trường của ĐTC Phanxicô như một chiếc cầu nối giữa những người biểu tình và chính phủ.
ĐTC Phanxicô đã hết sức đúng đắn khi nhắc lại rằng “tất cả mọi thứ đều có sự kết nối với nhau” trong Thông điệp “Laudato Si”. Ngài đề xuất một hệ sinh thái toàn diện, thái độ tôn trọng đối với hành tinh và sự phát triển của con người. Đối với người Kitô hữu, làm thế nào chúng ta có thể nghĩ về một Thiên Chúa Đấng sáng tạo sẽ chọn giữa việc tôn trọng hành tinh và sự liên đới giữa con người với nhau? Tuy nhiên, cả sinh thái và sự liên đới đều không thể tìm thấy qua sự tàn phá vốn đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người”.
Bằng cách nhấn mạnh những mối bận tâm của chính phủ liên quan đến môi trường và những người biểu tình, các giám mục hy vọng cho cả hai bên thấy có một số điểm chung giữa họ, và do đó, có được không gian để cùng nhau đàm phán và đi đến thỏa thuận, thay vì yêu cầu sự đầu hàng từ phía đối phương.
Việc chăm sóc cho toàn xã hội
Tuyên bố được xây dựng dựa trên ý định này ở điểm thứ tư và cuối cùng, đồng thời cảnh báo rằng sự cám dỗ đối với các chính trị gia để chỉ tập trung vào nền kinh tế, chứ không tính đến những vấn đề khác và người dân, cần phải được né tránh. Thay vào đó, tất cả các thành viên của xã hội cần phải được chăm sóc để đảm bảo sự ổn định tương lai và chính trị.
“Việc chăm sóc trẻ em, thanh thiếu niên, những người đau yếu bệnh tật và ở tuổi xế chiều, sự yêu thương, việc bảo vệ và khích lệ các gia đình, việc nhận ra đòn bẩy của tinh thần quảng đại cũng như tất cả những điều làm nên hạnh phúc thực sự của cuộc sống trong xã hội cũng chính là một thành tựu chính trị. Việc chỉ nghĩ đến kinh tế mà không có tình huynh đệ quả là hết sức vô ích”.
Minh Tuệ chuyển ngữ