Các Giám mục Nam Sudan yêu cầu được có vai trò trong các cuộc đàm phán hòa bình của đất nước

Đức Tổng Giám mục Stephen Ameyu Địa phận Juba, Nam Sudan (Ảnh: AMECEA)

Đức Tổng Giám mục Stephen Ameyu Địa phận Juba, Nam Sudan (Ảnh: AMECEA)

Một phái đoàn nhỏ gồm các giám mục Công giáo ở Nam Sudan đã đến thăm Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardit vào tuần trước để yêu cầu có được một vị trí trong các cuộc đàm phán hòa bình chính thức – một yêu cầu mà theo các giám mục là đã nhận được phản hồi tích cực.

Trong một bài báo được đăng tải trên kênh truyền thông chính thức của AMECEA (Liên Hội đồng Giám mục Đông Phi), Đức Tổng Giám mục Stephen Ameyu Martin Mulla của Juba nói rằng “Kể từ khi ký kết thỏa thuận khôi phục hòa bình, chúng tôi với tư cách là các giám mục Nam Sudan chưa có dịp đến thăm Tổng thống. Chúng tôi cho rằng nên có cuộc gặp gỡ này và cũng là để đảm bảo với Tổng thống về sự ủng hộ của chúng tôi đối với tiến trình hòa bình của đất nước.”

“Chúng tôi đã yêu cầu Tổng thống đưa một số nhà lãnh đạo tôn giáo vào quá trình đàm phán hòa bình vì hiện không ai trong chúng tôi được mời tham gia và sự tham gia của chúng tôi là một điều cần thiết,” Giám mục Ameyu nói.

“Tham gia trong chuyến viếng thăm này cùng với Giám mục Ameyu còn có Giám mục Stephen Nyodho Ador Majwok của Giáo phận Malakal, và Giám mục Danh dự Paride Taban của Giáo phận Torit.

Theo Giám mục Ameyu, cuộc gặp gỡ này với Tổng thống Kiir là một chuyến viếng thăm đoàn kết để thảo luận về việc triển khai một thỏa thuận đã được khôi phục nhằm Giải quyết Xung đột ở Nam Sudan (R-ARCSS).

Nam Sudan, quốc gia trẻ nhất thế giới, vừa kỷ niệm 10 năm độc lập kể từ tháng 7 năm 2011 – một sự kiện hứa hẹn một tương lai mới cho những người dân bị tàn phá bởi chiến tranh. Nhưng thay vào đó, đất nước này vừa phải trải qua một thập kỷ chịu đựng những tai họa như chiến tranh, tham nhũng, bạo lực và một cuộc khủng hoảng nhân đạo gây sửng sốt.

Các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ chính phủ đã khiến chiến tranh nổ ra vào năm 2013, cho đến nay và cướp đi sinh mạng của khoảng 400.000 người, khoảng 8 triệu người phải sống dựa vào viện trợ, và nhiều người trong số đó phải di tản.

Nhiều thỏa thuận ngừng bắn đã được thông qua, tuy nhiên, vào năm 2018, một bản thảo về thỏa thuận hòa bình được đã được phần đông ủng hộ.

Theo một phần của thỏa thuận này, các bên tham chiến đã thành lập một chính phủ liên minh vào năm ngoái, với Kiir, Phó Tổng thống thứ nhất của Nam Sudan và Riek Machar là thủ lĩnh phe đối lập đang nỗ lực  hướng đến việc cùng nhau điều hành đất nước.

Một động thái quan trọng trong tiến trình hòa bình đầy biến động của Nam Sudan  nhóm đối lập chính của quốc gia này trước đó đã từ chối thỏa thuận hòa bình vào tháng 11 đã tuyên bố tuân thủ thỏa thuận này, làm dấy lên hy vọng rằng cuối cùng thỏa thuận đã có thể được thực hiện một cách trọn vẹn.

Đã có nhiều sự chậm trễ trong việc triển khai thỏa thuận này, phần lớn liên quan đến những bất đồng về kỹ thuật như số lượng các tiểu bang mà đất nước này sẽ có và cách xử lý vấn đề về an ninh.

Kể từ khi nổ ra xung đột, Giáo hội Công giáo đã góp phần tích cực trong vai trò là người hòa giải và đàm phán hòa bình trong bối cảnh căng thẳng chính trị. Cộng đồng Sant’Egidio của Ý, cộng đồng yêu thích của Đức Giáo hoàng về cái gọi là phong trào mới, đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán, tổ chức nhiều cuộc tĩnh tâm và họp giữa các bên liên quan tại Rome để thảo luận về các bước tiếp theo.

Trước đây, các giám mục từ Nam Sudan đã đến thăm Rome để thảo luận về tình và tiến trình hòa bình của trạng của đất nước với Đức Giáo hoàng, nhưng họ chưa bao giờ tham dự các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo chính trị do Sant’Egidio tổ chức.

ĐTC Phanxicô đã theo sát tình hình, đưa ra nhiều lời kêu gọi công khai vì hòa bình và thậm chí tổ chức các ngày cầu nguyện và ăn chay để chấm dứt xung đột đang diễn ra ở quốc gia này.

Vào tháng 4 năm 2019, Đức Phanxicô đã mời cả Tổng thống Kiir và lãnh đạo phe đối lập Riek đến một cuộc tĩnh tâm tại Vatican, nơi ngài đã truyền các tải thông điệp mạnh mẽ bằng cách hôn chân họ để cầu cho hòa bình.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài sẽ đến thăm đất nước đang gặp khó khăn này cùng với Tổng Giám mục Giáo phận Canterbury, Justin Welby, và Người điều hành Đại hội đồng Giáo hội Scotland, Đức Cha Martin Fair, nếu các nhà lãnh đạo của đất nước có thể chấm dứt một cuộc xung đột đã kéo dài 7 năm . Chuyến viếng thăm nói trên lẽ ra đã được thực hiện trong năm 2020 theo kế hoạch nhưng cuối cùng đã phải hoãn lại vì Covid.

ĐTC Phanxicô cùng TGM Welby và ĐGM Fair đã viết một lá thư chung cho các nhà lãnh đạo của Nam Sudan vào tháng 12 năm 2020, khuyến khích họ đạt được tiến bộ nhanh hơn trong việc thực hiện thỏa thuận hòa bình.

Tuy nhiên, cùng với các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và các bên khác nhau đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để thống nhất các điều khoản, đã có áp lực gia tăng trong vài tháng qua khiến cả Tổng thống Kiir và lãnh đạo phe đối lập Riek có thể từ chức trong bối cảnh những nỗ lực cuối cùng để kết thúc xung đột lần này đã gặp phải những thất bại lặp đi lặp lại.

Trong bức thư được gửi đi vào ngày 9 tháng 7 nhân kỷ niệm 10 năm độc lập của Nam Sudan, ĐTC Phanxicô cùng TGM Welby và ĐGM Fair đã ca ngợi những dấu hiệu tiến bộ nhỏ đã đạt được nhưng cũng nhấn mạnh rằng “Cần phải làm nhiều hơn nữa ở Nam Sudan để hình thành một quốc gia phản ánh vương quốc của Thiên Chúa. Một vương quốc mà trong đó phẩm giá của tất cả mọi người đều được tôn trọng và tất cả đều được hòa giải. 

Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Kiir, ĐGM Ameyu, ĐGM Nyodho và ĐGM Taban đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán tại Rome do Sant’Egidio chủ trì, với sự tham gia của chính phủ và các nhóm đối lập.

Sant’Egidio gần đây đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận khác giữa các nhóm khác nhau từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7 tại Rome, với cuộc họp tiếp theo dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề quan trọng vẫn đang được thảo luận, chẳng hạn như chia sẻ quyền lực.

Trong phát biểu của mình, ĐGM Ameyu lập luận rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo cần phải tham gia vào các nỗ lực hòa bình và hòa giải giữa các bên xung đột, “Không gì tốt bằng có được hòa bình và không còn tiếng súng.”

Ngài cũng nói thêm rằng “Khi có hòa bình, mọi người có cơ hội sống bình thường và hạnh phúc”, “phe đối lập cũng nên tìm kiếm lợi ích chung cho những người dân Nam Sudan đã phải chịu đựng trong nhiều năm” và “sẽ rất tốt cho chính phủ nếu tiếp tục thực hiện hòa bình ngay cả khi nó chậm như rùa đi chăng nữa, nó vẫn sẽ mang lại các tác động tích cực”.

ĐGM Ameyu cho biết Tổng thống Kiir đánh giá cao chuyến thăm của các giám mục cũng như yêu cầu của họ tham gia vào các cuộc đàm phán và nói rằng ông hy vọng rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ là một phần của các cuộc đàm phán tiếp theo ở Rome, dự định sẽ được tổ chức sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè.

Thanh Phi (theo Crux)

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết