Các Giám Mục kêu gọi sự hợp tác quốc tế nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Nam Sudan

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 12-08-2016 | 19:51:31

ddd

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng, một Giám mục Sudan Nam đã kêu gọi sự hợp tác giữa các nhà lãnh đạo chính trị tại địa phương và cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình.

Nam Sudan đã phải chứng kiến cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2013. Đây là cuộc chiến giành quyền lực giữa Tổng thống Salva Kiir, và phó Tổng thống Riek Machar – hai đối thủ không đội trời chung tại nước này. Một thỏa thuận hòa bình đã đạt được trong năm qua, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục xảy ra ở một số nơi, chỉ trong tháng bảy, con số người thiệt mạng lên tới hơn 300 người.

Đức Cha Ercolano Lodu Tombe – Giám mục Địa phận Yeh đã có những nhận định và phát biểu về cuộc xung đột đang diễn ra trong bài giảng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Vua hôm Chúa nhật 7/8 vừa qua.

Theo đài phát thanh Công giáo, 7/8 vừa qua, Đức Cha Lodu đã kêu gọi chính phủ chuyển tiếp Nam hãy tiếp cận với các cơ quan quốc tế như Cơ quan liên chính phủ về phát triển (IGAD) và Liên minh châu Phi nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình.

Tuy nhiên, Ngài đã cảnh báo chống lại xu hướng của các đối tác quốc tế trong việc dùng vũ lực nhằm đạt được nền hòa bình, thay vì giúp đỡ các quốc gia trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng cũng như đem lại

Nhận định của Đức Cha Lorde được đưa ra sau một báo cáo của Cơ quan liên chính phủ về phát triển hôm 5 /8 về việc các nhà lãnh đạo Nam Sudan cuối cùng cũng đã đồng ý chấp nhận việc triển khai một lực lượng can thiệp tại khu vực.

Bản báo cáo đó đã gọi việc di dời trong nước của người dân Nam Sudan cũng như sự ra đi ồ ạt của những người tị nạn sang các nước láng giềng chính là “một cuộc khủng hoảng nhân đạo mang tính quy mô lớn”.

Cơ quan liên chính phủ về phát triển cũng đã lên án của “tình trạng bạo lực tình dục phổ biến đã được báo cáo, bao gồm việc hãm hiếp phụ nữ cũng như các bé gái bởi các sĩ quan quân đội”.

Trong khi phạm vi của lực lượng can thiệp khu vực đã được triển khai vẫn không được tuyên bố, người ta kỳ vọng nó sẽ giúp cho quá trình thực hiện một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết hồi tháng 8/2015 bởi Tổng thống Kiir và phó Tổng thống Machar.

Thỏa thuận hòa bình đã chấm dứt hồi tháng Bảy khi trận giao tranh ác liệt nổ ra tại thủ đô Juba, giữa các lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan – trung thành với Tổng thống Kiir, và SPLA trong phe đối lập – trung thành với phó Tổng thống Machar.

Phó Tổng thống Machar đã phải rời khỏi Juba trong bối cảnh tái phát cuộc xung đột, Tổng thống Kiir đã bổ nhiệm ông Taban Deng Gai – Bộ trưởng Bộ Khai khoáng – để thay thế cương vị phó Tổng thống của ông Machar vào ngày 23/7 vừa qua.

Cuộc giao tranh hồi tháng Bảy – Cơ quan liên chính phủ về phát triển cho biết – đã khiến nhiều người phải thiệt mạng và nhiều người dân tại nước này đang phải chạy trốn cảnh chiến tranh nơi đây.

Nam Sudan đã giành được độc lập khỏi Sudan vào năm 2011. Với lịch sử ngắn gọn của Nam Sudan, quốc gia này đã bị ảnh hưởng bởi một cuộc nội chiến sắc tộc giữa những người Dinka ủng hộ Tổng thống Kiir với những người Nuer ủng hộ phó Tổng thống Machar.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết