Các Giám mục Indonesia ủng hộ cuộc đối thoại liên tôn chống lại chủ nghĩa cấp tiến

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 10-11-2017 | 22:32:25

Những sự căng thẳng có thể được giảm bớt thông qua việc hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Cha Felix Supranto đã kể lại kinh nghiệm của cá nhân mình, nhấn mạnh ba bước cần thiết: cam kết, khao khát và tôn trọng. Việc hòa nhập xã hội với những người khác có thể đánh bại các quan điểm đã “bị làm sai lệch”. Người Công giáo được mời gọi để trở nên “sáng tạo” và rời khỏi “vùng an toàn” của bản thân mình.

Screen Shot 2017-11-10 at 10.29.40 PM

Hội đồng Giám mục Công giáo Indonesia đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận trong tuần này để thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn với các nhóm tôn giáo khác và các nhà lãnh đạo của họ. Có khoảng 37 Giám mục đã có mặt tại hội nghị.

Vào hôm thứ ba và thứ tư vừa qua, các Giám mục đã tập trung vào việc làm thế nào để miêu tả “một sự hiện diện đáng kể và liên quan của Giáo hội Indonesia trong việc mang lại phẩm giá con người cho thế giới”. Hội nghị bao gồm nhiều tham dự viên đến từ bên ngoài cộng đồng Công giáo.

Cha Felix Supranto hôm thứ Tư vừa qua đã chia sẻ về kinh nghiệmcác nhân của mình trong việc làm giảm bớt những căng thẳng tôn giáo thông qua việc hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Theo quan điểm của Ngài, mỗi người Công giáo cần phải thực hiện ba bước để phát triển các mối quan hệ tốt đẹp.

“Bước đầu tiên đó chính là một sự cam kết mạnh mẽ để rời khỏi ‘vùng an toàn’ của một cộng đồng nào đó, vốn luôn tạo ra một cảm thức về ‘sự bất an toàn về mặt xúc cảm’”. Tuy nhiên, điều này dẫn đến bước thứ hai, đó là sự lớn mạnh của “một tinh thần hăng hái để gặp gỡ các cộng đồng khác”. Cuối cùng, “bước thứ ba đó chính là khoảnh khắc khi mà các cuộc gặp gỡ thân thiện tạo ra cảm giác tôn trọng lẫn nhau và tinh thần huynh đệ”.

Đối với linh mục Supranto, thông qua việc hòa nhập xã hội với các thành viên của các cộng đồng không phải là Kitô hữu, những quan điểm “đã bị làm sai lệnh” cũng như những nhận thức tiêu cực về người Công giáo “đang giảm đáng kể”.

“Cuối cùng, người ta nhận ra rằng chúng ta, những người Công giáo, là những con người tốt đẹp và giản dị”, linh mục Supranto nói. Ngài thường được mời và tham gia vào các hội nghị liên tôn hoặc các khóa đào tạo trong các trường Hồi giáo. Cùng với một số nhóm Hồi giáo, linh mục Supranto cũng đã tham gia vào các sáng kiến nhằm bảo vệ môi trường.

Phát biểu quan điểm của mình về chủ nghĩa cực đoan hiện đang ngày càng tăng trong xã hội Indonesia ngày nay, linh mục Supranto cho biết rằng điều này cũng có thể xảy ra bởi vì người Công giáo đang chỉ quan tâm đến bản thân mình, “tận hưởng vùng an toàn của chúng ta” và “không bao giờ tỏ ra thấu cảm với những người khác”.

Linh mục Supranto thúc giục mọi tín hữu Công giáo trở nên “sáng tạo” trong việc thiết lập những mối quan hệ, đặc biệt là khi họ được mời gọi để bảo vệ các giá trị của quốc gia như là một nhà nước thế tục. “Hãy tham gia vào một phong trào xã hội như vậy để tất cả chúng ta có thể cảm thấy như là một phần của đất nước và tự hào về điều đó”.

Bà Allisa Wahid thuộc nhóm liên tôn GusDurian, cũng đã tham dự hội nghị này, trong đó bà đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với linh mục Supranto. Bà cũng là con gái út của ông Abdurrahman Wahid hay còn gọi là ‘Gus Dur’, cựu tổng thống Indonesia và đồng thời cũng là một nhân vật mang tính biểu tượng cho cuộc đối thoại liên tôn trong nước.

Trong bài phát biểu của mình, bà đã chia sẻ về độc nhất thuyết tôn giáo hiện đang ngày càng gia tăng ở Indonesia, một quốc gia có sô dân Hồi giáo đông nhất thế giới. “Điều làm tôi lo lắng”, bà lưu ý, đó chính là “, sự hiểu biết yếu kém của các quan chức chính phủ, những người không thể phân biệt giữa sự sung đạo và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Chính phủ vẫn nghĩ rằng đây không phải là một vấn đề lớn cần phải được giải quyết một cách nghiêm túc”.

Theo một số phân tích về chính trị xã hội, tình hình ở Indonesia sẽ trở nên “nóng bỏng” trước cuộc bầu cử khu vực vào năm 2018 và các cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2019.

“Điều chúng ta cần từ các nhà lãnh đạo tôn giáo đó chính là việc cam kết lớn hơn để tham gia tích cực hơn bởi vì các điều kiện xã hội của chúng ta đã không ổn định như thường được nhận biết và mong đợi”, bà Wahid nói.

Bà tin rằng các đại diện của những người tuyên xưng niềm tin vào nhiều tôn giáo khác nhau, kể cả các Giám mục, chưa thực hiện đầy đủ tầm ảnh hưởng của họ để bảo vệ các giá trị đa nguyên của quốc gia.

“Chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn bởi vì những giá trị này là vô giá”, bà Wahid giải thích. “Xã hội Indonesia càng tin tưởng nhiều hơn vào những giá trị này, thì sẽ càng có ít người thực hành các hành động không khoan dung”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết