Các Giám mục Hoa Kỳ và chính quyền Trump bất đồng ý kiến đối với các ưu tiên ngân sách

Các biện pháp đạo đức của ngân sách sẽ được đánh giá bằng “việc nó thúc đẩy hữu hiệu công ích của tất cả mọi người thế nào”, các Giám mục viết.

Trump Budget_Clar

Trong một tuyên bố trước khi phát hành đề xuất ngân sách của chính quyền Trump hôm 23/5 vừa qua, Hội đồng các Giám mục Hoa Kỳ đã nêu chi tiết những mối bận tâm của Giáo Hội Hoa Kỳ với các ưu tiên tài chính dự kiến của tổng thống, đặc biệt là việc dường như chắc chắn sẽ bao gồm tăng 10%, tương đương  54 tỷ đô la cho ngân sách Lầu năm góc .

“Việc tăng mạnh các khoản chi tiêu quốc phòng và thực thi di trú”, các Giám mục nói, “cùng với việc giảm thiểu đồng thời và nghiêm trọng đối với các khoản chi tiêu phi quốc phòng tuỳ ý, đặc biệt đối với nhiều chương trình trong nước và quốc tế nhằm giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất, sẽ gây phiền hà trầm trọng”.

“Tiến trình tái điều giải ngân sách”, các Giám mục cho biết trong một lá thư gửi đến Quốc hội được đưa ra vào ngày 22 tháng 5 vừa qua, “không nên được dùng để đạt được các khoản tiết kiệm thông qua việc cắt giảm các chương trình chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, an ninh thu nhập, hoặc các chương trình chống nghèo đói khác”. Các biện pháp đạo đức của ngân sách sẽ được đánh giá bằng “việc nó thúc đẩy hữu hiệu công ích của tất cả mọi người thế nào”, các Giám mục viết.

Hôm 23 tháng 5 vừa qua, Catholic Relief Services đã thêm tiếng nói mang tính thể chế của mình vào một đoạn điệp khúc Công giáo đang ngày  gia tăng nhằm lên án các đề xuất ngân sách của chính quyền. Cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo hội đã cùng với các Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội từ chối những gì được gọi là “cắt giảm mạnh mẽ” đối với việc hỗ trợ quốc tế và để bảo vệ gần 60 tỷ đô la cho ngân sách phát triển và ngoại giao “vào thời điểm mà nhu cầu về nhân đạo chưa từng có cũng như những tiến bộ thực sự trong cuộc chiến chống nghèo đói cùng cực”.

“Người dân Hoa Kỳ mong muốn chính phủ của chúng ta giúp đỡ những người đói khổ trong bối cảnh của tình trạng hạn hán và các cuộc xung đột”, Ông Bill O’Keefe, phó chủ tịch Catholic Relief Services về vận động chính sách cho biết. “Ngân sách này thiếu sót một mong muốn rằng đất nước chúng ta góp phần vào một thế giới tốt đẹp hơn, an toàn hơn”.

Trong khi tăng chi tiêu quốc phòng và tìm cách cắt giảm thuế mới, tổng thống được kỳ vọng sẽ đề xuất một nỗ lực mới để cân bằng ngân sách liên bang trong vòng một thập kỷ. Để đạt được điều đó, ông sẽ cắt giảm mạnh các chương trình an sinh xã hội cơ bản chẳng hạn như tem phiếu thực phẩm và trợ cấp y tế Medicaid, đồng thời cắt giảm đáng kể đối với các cơ quan Nhà nước và Bộ Giáo dục cũng như các cơ quan Bảo vệ Môi trường. Theo các nhà phê bình, kế hoạch cắt giảm thâm hụt bao gồm những ước tính quá lạc quan đối với sự tăng trưởng kinh tế và doanh thu thuế nhằm đạt được một ngân sách cân bằng.

Theo Liên đoàn báo chí Hoa Kỳ (Associated Press), cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang lên kế hoạch phản đối việc cắt giảm đối với các cơ quan trong nước và viện trợ nước ngoài. Nhiều nhà lập pháp đã lùi lại từ mức cắt giảm $ 1.700 tỷ trong thập kỷ tới từ các chương trình hưởng quyền liên bang. Chẳng hạn như, 10 năm giảm bớt 193 tỷ đô la đối với tem phiếu thực phẩm, hứa hẹn sẽ đẩy hàng triệu người ra khỏi chương trình.

Thượng nghị sĩ hàng đầu Đảng Dân chủ tại New York, ông Charles Schumer, nói rằng tin tức vui mừng duy nhất đối với ngân sách này đó chính là có thể nó sẽ bị các thượng nghị sĩ ở cả hai đảng bác bỏ.

Trong tuyên bố của mình, các Giám mục Hoa Kỳ ghi nhận sự ủng hộ lâu dài của HĐGM Hoa Kỳ đối với “mục tiêu giảm thâm hụt không bền vững trong tương lai có thể gây tổn hại đến tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo”. Tuy nhiên, các Giám mục cho rằng mục tiêu này cần đạt được “thông qua một cách tiếp cận toàn diện đòi hỏi phải có sự hy sinh chia sẻ, bao gồm việc tăng thu nhập hợp lý, loại bỏ các khoản chi tiêu quân sự cũng như các khoản chi tiêu không cần thiết khác, đồng thời giải quyết các chi phí dài hạn đối với các chương trình bảo hiểm sức khoẻ cũng như các chương trình hưu trí”.

Các Giám mục cho biết thêm: “Một khuôn khổ chính đáng đối với chính sách tài khóa không thể chỉ dựa vào việc cắt giảm không cân xứng trong các dịch vụ thiết yếu cho những người nghèo và những người dễ bị tổn thương”.

Bức thư được kí bởi các Đức Cha: ĐHY Timothy Dolan – Tổng Giám mục New York, Chủ tịch Ủy ban về Các hoạt động cổ võ việc bảo vệ sự sống; Đức Cha Frank J. Dewane – Giám mục Địa phận Venice, Fla, Chủ tịch Uỷ ban về Công lý Nội địa và Phát triển Con người; Đức Cha Oscar Cantú – Giám mục Địap phận Las Cruces, N.M – Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hoà bình Quốc tế; Đức Cha George V. Murry, S.J – Giám mục Địa phận Youngstown, Ohio, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo; Đức Cha Christopher J. Coyne – Giám mục Địa phận Burlington, Vt., Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông; và Đức Cha Joe S. Vásquez – Giám mục Địa phận Austin, Texas, Chủ tịch Ủy ban Di dân.

Các Giám mục Hoa Kỳ cũng bày tỏ mối quan ngại không chỉ đối với khoản chi tiêu quốc phòng quá mức của quốc gia mà còn đối với ảnh hưởng mà khoản chi tiêu đã áp dụng đối với các chính sách địa chính trị, đặc biệt khi ngân sách đề xuất tăng chi phí quốc phòng trực tiếp bù đắp bằng việc cắt giảm ngân sách viện trợ ngoại giao và viện trợ nước ngoài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

“Theo thống kê đối với khoảng một phần ba chi phí quân sự trên toàn thế giới, chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác”, các vị Giám mục chỉ ra, đồng thời cũng cho biết thêm rằng lực lượng quân đội “chỉ nên được sử dụng trong một mục đích chính đáng như là phương án cuối cùng trong những giới hạn đạo đức nghiêm ngặt về sự cân bằng, sự nhận thức rõ ràng và xác suất thành công cao”. Thay vào đó, các vị Giám mục thúc giục rằng chính quyền cần phải “nâng cao vấn đề ngoại giao và phát triển quốc tế như những công cụ chủ yếu để thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực và nhân quyền, không áp dụng những biện pháp cắt giảm sâu sắc như vậy”.

Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã thường xuyên thúc giục các nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ nhằm chấm dứt các xung đột lâu dài trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Syria và Iraq.  “Thật khó có thể giải quyết nhu cầu về ngoại giao và các giải pháp chính trị cùng với sự cắt giảm đáng kể ngân sách của Bộ Ngoại giao”, các Giám mục viết.

Kế hoạch ngân sách dự kiến cũng đã nhận được lời chỉ trích mạnh mẽ từ Đức Cha David Beckmann – Chủ tịch tổ chức ‘Bread for the World’, người đã gọi đó là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với những người sống trong cảnh đói nghèo”. Một tuyên bố được đưa ra hôm 22 tháng 5 vừa qua bởi các nhóm vận động chính sách chống đói nghèo ghi nhận rằng 20 triệu người, trong đó có 1,4 triệu trẻ em, đang phải đối diện với nguy cơ chết đói trong các điều kiện đói kém hoặc gần như lâm cảnh đói kém tại Châu Phi và Trung Đông.

Patrick Carolan – Giám đốc Mạng lưới Hành động Franciscan, cũng đã lên tiếng chống lại ngân sách vào ngày 23 tháng 5 vừa qua, với lý do rằng “nó đảo ngược nếu như không phải là hầu hết những nỗ lực của liên bang nhằm giải quyết các tệ nạn xã hội chẳng hạn như vấn đề vô gia cư, mất an ninh lương thực, nghèo đói và việc chăm sóc sức khoẻ cho những người nghèo khổ”.

“Lời kêu gọi cao nhất của chúng ta từ chính Thiên Chúa, cả với tư cách là một quốc gia và với tư cách là một dân tộc có đức tin, đó chính là việc chăm sóc những người nghèo khổ, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội cũng như những người dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, chính quyền Trump tiếp tục làm sáng tỏ một điều rằng quốc gia chúng ta đã không nắm giữ nó như một giá trị cốt lõi”, ông Carolan cho biết.

Catholic Relief Services ghi nhận rằng với 65 triệu người bị buộc phải di dời trên thế giới – bao gồm hơn 20 triệu người tị nạn và những điều kiện tương tự như đói kém ở bốn quốc gia, việc đề xuất loại bỏ viện trợ lương thực của Hoa Kỳ sẽ dẫn đến cảnh nhiều người phải chết đói.

“Mọi người dân trên toàn thế giới đều hướng về Hoa Kỳ vì nền tự do, dân chủ cũng như tinh thần nhân đạo của quốc gia chúng ta”, ông O’Keefe cho biết. “Tinh thần quảng đại của nhân dân Hoa Kỳ và việc bảo vệ nhân quyền đã củng cố khả năng lãnh đạo luân lý của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ. Đó là điều khiến cho nước Mỹ trở nên vĩ đại”.

Tuyên bố của Catholic Relief Services bao gồm những lời chứng của Mohamed Dahir, người chịu trách nhiệm về vấn đề này tại Somalia. “Những ai cho rằng không cần thiết phải thực hiện việc viện trợ nên đặt mình vào hoàn cảnh của người dân tại Somalia. “Họ nên nói chuyện với một phụ nữ mà hàng ngày và rất nhiều ngày, đã phải cùng với những đứa con của mình cố gắng thoát khỏi nạn hạn hán, và trên đường đi những đứa con của bà đã lần lượt phải bỏ mạng”.

“Trong những đợt hạn hán trước đây, những người như bà vẫn có thể tìm thấy nước trong các con sông lớn, nhưng đợt hạn hán này lại hết sức trầm trọng, thậm chí ngay cả những con sông cũng đã đều cạn kiệt”, ông Dahir nói. “Làm sao chúng ta có thể bỏ rơi họ – những người dân hiền lành, chăm chỉ, vô tội và đã chẳng làm điều gì sai? Sự trợ giúp của chúng ta không chỉ mang lại cho họ cuộc sống, nó còn mang lại cho họ một thứ rất quý giá tại Somalia – đó chính là niềm hy vọng”.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết