Các Giám mục Hoa Kỳ sát cánh với các 'Dreamers' khi cuộc chiến DACA hiện vẫn đang tiếp tục

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 11-01-2018 | 21:27:13

Các nhà lãnh đạo Công giáo đã phản ứng lại đối với những tiến triển trong cuộc chiến pháp lý đối với chương trình DACA, bao gồm sắc lệnh của toà án nhằm duy trì việc bảo vệ hợp pháp cho các thanh thiếu niên không có giấy tờ, được gọi là “Những người mơ mộng” (Dreamers) và cam kết của tổng thống đối với việc hỗ trợ lập pháp đối với họ.

Thẩm phán Hoa Kỳ, ông William Alsap hôm 9 tháng 1 đã tạm thời ngăn chặn nỗ lực của Tổng thống Trump trong việc chấm dứt chương trình DACA do Tổng thống Obama khởi xướng vào năm 2012. Gần 6.90.000 người nhập cư không có giấy tờ là những người thụ hưởng chương trình DACA.

Mặc dù Tổng thống Trump đã nỗ lực để chấm dứt chương trình, ông cũng kêu gọi đưa ra một giải pháp lập pháp để giải quyết tình trạng nhập cư của những người thuộc diện DACA. Trong một cuộc họp được lên song truyền hình với các nhà lập pháp lưỡng đảng hôm thứ Ba vừa qua, Tổng thống Trump hy vọng sẽ đạt được một giải pháp dành cho những người thuộc diện DACA với “một dự luật của tình yêu thương”. 

Immigrants_rights_activists_Credit_Ryan_Rodrick_Beiler_Shutterstock_CNATrong một bài báo gần đây, Đức Tổng Giám mục José Gomez đã bày tỏ sự quan tâm đối với 125,000 người nhập cư thuộc diện DACA đang sinh sống trong Tổng Giáo phận Los Angeles, tất cả đều có thể bị trục xuất khi chương trình chấm dứt vào tháng Ba sắp tới.

“Quả thực hết sức tàn nhẫn khi trừng phạt họ bởi những sai lầm của cha mẹ họ, trục xuất họ trở về các quốc gia xuất xứ mà họ chưa bao giờ thấy, thậm chí họ còn không biết ngôn ngữ đến ngôn ngữ của các quốc gia đó”, Đức Tổng Giám mục Gomez viết.

Đức Tổng Giám mục Gomez đã kêu gọi đối với việc cải cách nhập cư có hệ thống, đồng thời giải thích rằng hầu hết những người thuộc diện DACA đều không được trải nghiệm một hệ thống nhập cư lành mạnh của Hoa Kỳ trong quãng đời của họ. 

“Cuộc tranh luận này hiện đang vô cùng kịch liệt và mang tính chất đảng phái. Việc cải cách một cách có hệ thống đối với chính sách nhập cư của chúng ta là vô cùng quan trọng đối với tương lai của đất nước chúng ta. Và chúng ta cần phải có cuộc tranh luận này. Nhưng Quốc hội cần phải tách biệt cuộc tranh luận về DACA khỏi những vấn đề lớn hơn này”.

Việc trục xuất những người thuộc diện DACA, Đức TGM Gomez nói, “sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng nhân đạo”. 

Chương trình DACA đã tạm hoãn việc trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ dưới 30 tuổi, những người đã được đưa đến Hoa Kỳ trước năm 16 tuổi và đã sinh sống ở Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2007.

Những người thuộc diện DACA đủ điều kiện để xin giấy phép lao động, được cấp số an sinh xã hội, và, trong hầu hết các trường hợp, được áp dụng để xin giấy phép lái xe. Năm 2017, một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giải thích rằng nếu những người thuộc diện DACA bị trục xuất, “nền kinh tế của chúng ta sẽ thiệt hại 460,3 tỷ đô la từ GDP quốc gia và 24,6 tỷ đô la trong phần đóng góp An Sinh Xã Hội và Medicare”.

Trong một tuyên bố hôm 10 tháng 1, Đức cha Joe Vasquez, Chủ tịch Uỷ ban Di dân của HĐGM Hoa Kỳ, đã viết rằng các Giám mục được “được khích lệ bởi sự đồng thuận vốn xuất phát từ cuộc gặp gỡ hôm qua tại Nhà Trắng mà Quốc hội và Tổng thống cần phải nhanh chóng vận động để ban hành đạo luật nhằm cung cấp sự cứu trợ khẩn cấp cho các ‘Dreamers’. Trong nhiều năm qua, những người trẻ này đã và đang làm giàu cho Hoa Kỳ bằng nhiều cách thức khác nhau. Họ là những người đóng góp cho nền kinh tế của chúng ta, các cựu chiến binh trong quân đội, các học giả nổi tiếng trong các trường đại học của chúng ta, và các nhà lãnh đạo trong các Giáo xứ và các cộng đồng của chúng ta. Họ và gia đình họ xứng đáng được đảm bảo sự ổn định, tinh thần bác ái, quảng đại và công lý”.

Đức Cha Vasquez cũng kêu gọi các biện pháp hiệu quả và an toàn về mặt tài chính để tăng cường an ninh quốc gia tại biên giới Hoa Kỳ.  “Giáo huấn của chúng ta thừa nhận và tôn trọng quyền của các quốc gia có chủ quyền nhằm kiểm soát biên giới của họ”, Đức Cha Vasquez viết. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thận trọng đối với việc đưa ra những yếu tố không liên quan, không cần thiết hoặc gây nhiều tranh cãi về chính sách nhập cư – đặc biệt là những yếu tố gây nguy hiểm cho tính thánh thiêng của gia đình hoặc các trẻ em không có người thân đi cùng – vào việc tìm kiếm một giải pháp hợp lý và nhân văn cho các ‘Dreamers’”.

Hội nghị Công giáo Minnesota gần đây đã tổ chức một chiến dịch bưu thiếp kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ luật lưỡng đảng vốn “bảo vệ nhân phẩm của tất cả mọi người”, đặc biệt là “các thanh niên nhập cư đến Hoa Kỳ từ khi còn là trẻ em và chỉ biết đây chính là quê hương duy nhất của mình”. Các tổ chức Công giáo khác cũng đã tổ chức các chiến dịch tương tự. 

“Với tư cách là một quốc gia, chúng ta có một nghĩa vụ luân lý và nhân đạo đối với các ‘Dreamers’”, Đức Cha Vasquez viết.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết