Các Giám mục Châu Phi và Madagascar kêu gọi quyền lợi cho những người di cư và tị nạn

bishops-of-africa-madagascar-sue-for-rights-of-migrants-refugees-18246-55

Trong nỗ lực đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng các vị Mục tử phải mang lấy mùi chiên, các Giám mục Công giáo trên khắp Châu Phi và Madagascar đã biện hộ về việc bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của người di cư và người tị nạn trên toàn cầu.

Lời kêu gọi này được đưa ra gần đây bởi Đức Giám mục Emmanuel Badejo người Nigeria thuộc Địa phận Oyo và Chủ tịch Ủy ban Giám mục Liên Châu Phi về Truyền thông Xã hội: Comité Episcopal Pan-Africain des Communications Sociales – Truyền thông của Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (CEPACS-SECAM) tại Chủng viện Quốc gia St. Mary Ggaba, Kampala, Uganda trong một hội thảo gần đây dành cho các nhà báo Công giáo, các chuyên gia truyền thông và các thành viên của xã hội dân sự tham gia vào việc chăm sóc người di cư và người tị nạn.

Phát biểu về chủ đề “Các chiều kích truyền thông trong tầm nhìn của Giáo hội về người di cư và người tị nạn: Một viễn cảnh châu Phi”, vị Giám chức đã phát biểu ủng hộ người di cư và người tị nạn trên toàn cầu, nhấn mạnh sự cần thiết của việc các chính phủ và các cá nhân có tinh thần thiện chí ở khắp mọi nơi tham gia vào việc chăm sóc những người dễ bị tổn thương.

Đức Giám mục Badejo đã đề cập đến vấn đề luân lý khi nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đồng trách nhiệm. “Nó nói lên nhu cầu này và tính luân lý của nó, đồng thời nhấn mạnh hiệu quả của việc người Công giáo tham gia vào không gian kỹ thuật số và biến nó thành một không gian đồng sáng tạo, nơi có thể khơi dậy sự hiệp thông và tinh thần trách nhiệm đối với người khác”.

“Khi chúng ta gặp nhau, có những người di cư bị trục xuất khỏi Tunisia, bị cấm ở Libya, uống nước biển, trong cái nóng như thiêu đốt, những người bị thương không có nơi trú ẩn, phụ nữ và trẻ em không nơi nương tựa đổ ra khỏi Syria. Vấn đề người di cư ở Tunisia, Morocco, Congo Nam Phi, Ethiopia, Ai Cập lên án sự thờ ơ và bối rối trên toàn cầu trong khi những con tàu di cư chở đầy người châu Phi mất tích trên biển cả”, Đức Giám mục Badejo nói.

Làm sống lại tinh thần trách nhiệm và sự nhạy cảm huynh đệ

Đức Giám mục Badejo đã đề xuất một số khuyến nghị về chính sách, đồng thời nhấn mạnh rằng các phương tiện truyền thông của Giáo hội ở Châu Phi phải khai thác tất cả các quan điểm và khía cạnh có thể giúp Giáo hội nâng cao nhận thức, thức tỉnh lương tâm và làm sống lại tinh thần trách nhiệm và sự nhạy cảm huynh đệ đối với người di cư và người tị nạn.

Theo vị Giám chức, “Các nhà truyền thông Công giáo ở Châu Phi phải có khuynh hướng chung là sử dụng các kỹ năng và công nghệ cũng như các giá trị của họ theo tầm nhìn của Giáo hội để giảm thiểu tình hình, tạo ra một xã hội huynh đệ và thân thiện và đồng thời xây dựng sự chào đón cho tất cả mọi người”.

Đức Giám mục Badejo đã giao nhiệm vụ cho “các nhà báo Công giáo Châu Phi về nhu cầu cho việc tìm hiểu và nghiên cứu có chủ ý để hỗ trợ khía cạnh truyền thông của tầm nhìn mà chúng tôi hướng đến để thúc đẩy”.

Các mục tiêu truyền thông của CEPACS-SECAM bao gồm thúc đẩy và điều phối các hoạt động truyền thông đại chúng của Giáo hội ở Châu Phi cả ở cấp khu vực lẫn lục địa và thúc đẩy chiều kích Kitô giáo bằng cách sử dụng tất cả các khía cạnh của truyền thông đại chúng trong quá trình truyền giáo, bao gồm cả sự phát triển toàn diện của con người. Các mục tiêu khác là thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với cả các tổ chức truyền thông Kitô giáo lẫn thế tục ở cấp khu vực, lục địa và quốc tế.

CEPACS được thành lập năm 2004 tại Ibadan, Nigeria, nổi lên như kết quả của một cuộc họp của các giám mục châu Phi với sự cộng tác của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội và Stem Van Afrika (Tiếng nói của Châu Phi) diễn ra tại Hà Lan vào năm 1973.

Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết