Sự hiện diện của các Giám Mục, đặc biệt đến từ Việt Nam, nhấn mạnh sự hiệp thông và hiệp nhất của các cộng đồng người Campuchia và Việt Nam, như các vị hữu trách của Giáo Hội Công Giáo Campuchia, một Giáo Hội nhỏ bé qua con số, nhưng mạnh mẽ, trẻ trung và năng động, hằng ước mơ.
Chủ nhật tuần trước, ngày 28 Tháng 5 năm 2017, là một ngày hội của giáo xứ Thánh Maria tại Phnom Penh: khánh thành tòa nhà ba tầng của giáo xứ để làm trường mẫu giáo và phục vụ cho các hoạt động đa dạng nhắm tới mục vụ giới trẻ. Có ít nhất là bốn Giám Mục hiện diện, trong đó có hai đấng là Chủ tịch Hội đồng Giám Mục.
Giáo xứ Thánh Maria Tu Taing, một khu dân cư phía đông nam của thủ đô Phnom Penh, là một phần của “nam khu vực mục vụ” rộng lớn của Tông Tòa Phnom Penh. Như ở khắp mọi nơi trong Giáo Hội tại Campuchia, cơ sở hạ tầng mới có gần đây, được xây dựng lại sau sự tàn phá của thời kỳ Khmer Đỏ (1975-1979) và sự chiếm đóng của Việt Nam (1979-1989). Nhà thờ Thánh Mary, khiêm tốn về kích thước, mới chỉ được xây dựng vào năm 2001.
Từ hình ảnh khoảng 23.000 người Công Giáo ở Campuchia, trong số ba trăm người thuộc giáo xứ Tu Taing thì có tới ba phần tư (3/4) là người gốc Việt. Họ đến Campuchia từ nhiều thế hệ hoặc đến đây lập nghiệp bằng cách mới. Thường thì trẻ em không được học trong các trường công vì các em không nói được tiếng Khmer hoặc vì chúng không có giấy tờ.
Đối với các nhà lãnh đạo Giáo Hội Campuchia, các ngài mong muốn phát triển một Giáo Hội gần gũi và biết quan tâm đến các gia đình nghèo, bị bỏ rơi. Và đó là một ưu tư mà các ngài đã chọn làm một trong những ưu tiên mục vụ của mình.
Chủ Nhật ngày 28 tháng 5, cha xứ sở tại, Cha Damien Fahrner, 35 tuổi, do Hội Thừa Sai Paris gửi đến Campuchia vào năm 2011, đã cùng với nhiều Giám Mục: Giám Mục của ngài, Đức Cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông Tòa Phnom Penh, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Lào-Campuchia (CELAC), nhưng như Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục giáo phận Hải Phòng, Việt Nam. Đức Cha Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore và là vị “Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam”, cũng đã có mặt.
Sự hiện diện của hai vị Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Girelli trong nghi lễ ban phúc lành cho tòa nhà giáo xứ mới được minh chứng từ một thực tế là ngoài Đại diện Tông Tòa Phnom Penh và cộng đồng giáo xứ, các nhà hảo tâm đã thực hiện tốt việc xây dựng này là các giáo phận Hải Phòng và Thanh Hóa. Nhưng, đối với các Giám Mục, mối liên hệ giữa hai Giáo Hội tại Campuchia và Việt Nam vượt xa sự hỗ trợ tài chính đơn thuần.
Trong bài giảng, Đức Cha Olivier Schmitthaeusler đã nhấn mạnh đến “sự hiệp thông và hiệp nhất của Giáo Hội”, làm sao cho các cộng đồng người Campuchia và người Việt Nam có thể là “dấu chỉ hữu hình của Nước Trời đang tới bằng cách sống trong sự hòa hợp và trong việc chấp nhận những sự khác biệt”. Ngài cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các cộng đồng gốc Việt Nam tại Campuchia gửi con em mình đến trường để có một chỗ đứng của mình trong xã hội Campuchia và có một cuộc sống xứng đáng. Quá nhiều phụ huynh trong đó có những người Công Giáo gửi con cái của họ đi làm việc ở tuổi mà chúng lẽ ra phải đi học, ngài nhấn mạnh. Đây là lý do tại sao Giáo Hội Campuchia đã có những nỗ lực đáng kể để mở trường bán miễn phí cho các gia đình này. Đức Cha Olivier Schmitthaeusler đã kêu Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Cha Nguyễn Chí Linh, cùng tham gia, cùng ủng hộ cho một sự thay đổi tư duy.
Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh đã phát biểu vào cuối Thánh lễ. Ngài chúc mừng Giáo Hội tại Campuchia trong các nỗ lực mà Giáo Hội đã tạo ra. Ngài cũng nhấn mạnh các mối quan hệ huynh đệ đang tồn tại trong đức tin giữa Giáo Hội tại Campuchia và Giáo Hội tại Việt Nam. Mối liên kết có được đặc biệt là nhờ sự hiện diện của các nhà truyền giáo và các Giám Mục của Hội Thừa Sai Paris, các ngài rất tích cực trong việc thành lập nhiều giáo phận tại Việt Nam và hôm nay tại Campuchia.
Được biết, Campuchia hiện nay có 15,9 triệu người, cộng đồng Công Giáo chỉ chiếm 0,2% dân số. Nếu sự hiện diện Công Giáo tại Việt Nam là tương đối lâu đời (có niên đại từ sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha là Dominica Gaspar da Crux, vào thế kỷ XVI), Giáo Hội (Campuchia) đã gần như hoàn toàn bị phá hủy bởi chế độ Khmer Đỏ (1975-1979), tiếp sau đó là mười năm bị người Việt Nam chiếm đóng (1979-1989). Từ 65 000 tín hữu vào năm 1970, sau đó chỉ còn 5000 sống sót vào năm 1990. Phật giáo Tiểu Thừa được đặc biệt thiết lập tại đất nước này: trở thành tôn giáo Nhà Nước từ năm 1989, tôn giáo của 96% dân số.
Giáo Hội tại Campuchia có ba giáo phận, hai trong số đó đã được giao phó cho các linh mục MEP: Đức Cha Olivier Schmitthaeusler Đại diện Tông Tòa Phnom Penh, và Đức Cha Antonysamy Susairaj, phụ trách giáo điểm tỉnh Kompong Cham. Giáo điểm tỉnh Battambang dưới sự coi sóc của Đức Cha Enrique Figaredo SJ, người Tây Ban Nha.
Giuse Vũ Văn Được, C.Ss.R. (theo EDA)