Mặc dù hầu hết các Giám mục Australia đang kêu gọi việc “nói không” với một cuộc bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về vấn đề hôn nhân đồng tính, hai vị giám chức khác lại có quan điểm ngược lại với lập trường trên. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám mục Địa phận Parramatta cho biết cuộc bỏ phiếu “nên được xem như là một cơ hội để chúng ta làm chứng về những cam kết sâu xa của chúng ta về lý tưởng của hôn nhân Kitô giáo … nhưng đồng thời nó cũng nên được xem như là một cơ hội để chúng ta lắng nghe điều mà Chúa Thánh Thần đang nói thông qua những dấu chỉ của thời đại”.
ROME – Sau những tuyên bố của nhiều Giám mục Australia tái khẳng định Giáo huấn của Giáo hội đối với những người Công giáo ở nước này trước thềm của cuộc bầu cử sắp tới về vấn đề hôn nhân đồng giới, có hai vị Giám mục đã đưa ra quan điểm ngược lại với lập trường trên, với việc một trong hai Giám mục đã gọi đó chính là một “quyết định mà mỗi người đều có quyền tự do để đưa ra ý kiến”.
Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, do ĐTC Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Parramatta, cũng cho biết rằng cũng giống như việc hợp pháp hóa việc ly hôn đã không làm thay đổi những phép tắc của Giáo Hội, bất kể kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề hôn nhân đồng giới vốn sẽ diễn ra trong năm nay, sẽ không làm thay đổi Giáo huấn của Giáo Hội.
“Giáo hội sẽ tiếp tục giữ vững lập trường của mình rằng hôn nhân chính là một định chế tự nhiên được Thiên Chúa thiết lập để trở thành một sự kết hợp vĩnh viễn giữa một người nam và một người nữ, hướng cả hai đến một mối quan hệ hỗ tương và việc hình thành nên một gia đình mà trong đó những đứa trẻ được sinh ra và được nuôi dưỡng”, Đức Cha Long viết.
Đức Cha Long cũng kêu gọi người Công giáo hãy thi hành trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào “việc phân định cộng đồng” này, đồng thời cho biết rằng đó đơn giản không phải chỉ là vấn đề lựa chọn ‘có’ hay ‘không’.
“Nó nên được xem như là một cơ hội để chúng ta làm chứng về những cam kết sâu xa của chúng ta về lý tưởng hôn nhân Kitô giáo”, Đức Cha Long nói. “Nhưng đó cũng chính là cơ hội để chúng ta lắng nghe điều mà Chúa Thánh Thần đang nói qua những dấu chỉ thời đại”.
Trong hai tuần tới, các hộ gia đình tại Australia sẽ nhận được một lá phiếu bưu điện cho phép 16 triệu cử tri đủ điều kiện có thể phát biểu ý kiến của mình. Các phiếu thăm dò ý kiến cho thấy đa số phiếu sẽ biểu quyết ủng hộ vấn đề này. Nếu điều này xảy ra, chính phủ đã cam kết sẽ giới thiệu dự luật trước quốc hội để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trước dịp Lễ Giáng sinh.
Các lá phiếu sẽ được gửi lại vào tháng Mười Một. Không giống như một cuộc trưng cầu dân ý, nơi mà việc biểu quyết của công dân thay đổi luật hoặc ít nhất cũng không thể dễ dàng bị bỏ qua, việc toàn dân đàu phiếu chỉ là việc thu thập ý kiến của dư luận và không ràng buộc về mặt pháp lý.
“Điều quan trọng là phải nhớ ngay từ đầu rằng cuộc khảo sát này chính là về việc liệu người dân Australia có chấp nhận một định nghĩa pháp lý về hôn nhân dân sự được thay đổi để bao gồm các cặp đồng tính hay không”, Đức Cha Long viết.
“Đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về hôn nhân có Bí tích như cách hiểu của Giáo hội Công giáo”, Đức Cha Long cho biết thêm trong một lá thư mục vụ được gửi cho giáo phận của Ngài, được ký vào ngày 13 tháng 9.
Đức Cha Long là một người Úc gốc Việt đã được ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Giám mục vào năm ngoái. Việc bổ nhiệm Giám mục của Đức Cha Long đã trở thành tiêu đề của báo chí quốc tế vì Ngài là vị Giám mục Úc đầu tiên gốc Việt Nam. Đức Cha Long đã đến nước này trên một chiếc thuyền tị nạn, trở lại vào đầu những năm 1980.
Trở lại vào hồi tháng Hai, Đức Cha Long đã phát biểu với Ủy Ban Hoàng Gia về Định Chế Đối Phó Trước Nạn Lạm Dụng Trẻ Em (Royal Commission into Institutional Responses to Child Sexual Abuse) rằng, mặc dù Ngài đã trưởng thành khi đặt chân đến đất nước này, Ngài cũng đã bị lạm dụng tình dục bởi các giáo sỹ, và điều đó khiến cho Ngài cảm thông với các nạn nhân khác.
Đối với nhiều người Công giáo, Đức Cha Long viết trong bức thư của mình, hôn nhân đồng giới “không phải chỉ đơn giản về lý thuyết nhưng sâu xa về mặt cá nhân”, bởi vì chính họ cũng đã có những trải nghiệm về xu hướng tình dục đồng giới, hoặc bởi vì bạn bè hay người thân của họ.
“Trong những trường hợp như vậy, họ bị giằng xé giữa tình yêu của họ đối với Giáo Hội và tình yêu của họ đối với những đứa trẻ, những đứa cháu, anh chị em họ hàng, bạn bè hoặc hàng xóm bị có khuynh hướng đồng tính”, Đức Cha Long viết.
Nhắc lại cam kết mà Ngài đã đưa ra trong Thánh Lễ nhậm chức Giám mục để biến Giáo hội tại Parramatta trở thành một ngôi nhà dành cho tất cả mọi người, nơi mà mọi người có thể trải nghiệm được rằng họ không bị loại trừ và đồng thời “trải nghiệm một tình yêu quyết liệt, bao dung và liên đới”, Đức Cha Long nói, nó bao gồm tất cả mọi người, bất kể khuynh hướng tình dục, tình trạng hôn nhân và tình cảnh của họ là gì.
Đức Cha Long cũng cho bết rằng trong suốt lịch sử, những người thuộc giới LGBTI thường không được đối xử với sự tôn trọng.
“Thật đáng tiếc, Giáo Hội không phải lúc nào cũng là nơi mà họ có thể cảm thấy được hoan nghênh, được đón nhận và yêu thương”, Đức Cha Long nói.
Đối với vấn đề này, và bất kể cuộc khảo sát diễn ra như thế nào, người Công giáo phải cam kết tiếp cận với những người thuộc giới LGBTI, “khẳng định phẩm giá của họ và cùng đồng hành với họ trong cuộc hành trình chung của chúng ta hướng tới sự viên mãn của sự sống và tình yêu nơi Thiên Chúa”.
Đức Giám Mục Bill Wright Địa phận Maitland-Newcastle cũng đã đưa ra một lập trường tương tự, Ngài cho biết rằng một sự tranh cãi “về công ích chung” có thể được đưa ra đó là “trong xã hội đa nguyên của chúng ta, nó có thể làm nhiều hơn đối với sự yên ổn và hòa hợp cộng đồng đối với các cặp đồng tính để họ có được một vị trí trong các cơ cấu đã được công nhận hơn là bị loại trừ”.
Viết trên trang web của Giáo phận, Đức Cha Wright cho biết cách đây không lâu Ngài đã giải thích rằng việc tiến tới hôn nhân đồng tính “dường như nảy sinh từ mong muốn của các cặp đồng tính để có được một lễ nghi chính thức được phê chuẩn nhằm chính thức hóa cam kết của họ với nhau và sau đó để mối quan hệ đó có được sự thừa nhận về mặt pháp lý và xã hội”.
Theo Đức Cha Wright, đó quả là một sự bất thường trong một xã hội nơi mà các mối quan hệ đồng tính được xem là hợp pháp và những cặp đồng tính có thể được nhận con nuôi và nuôi nấng chúng, mối quan hệ đó không có tình trạng pháp lý rõ ràng.
Thái độ có vẻ như cởi mở của Đức Cha Long đối với vấn đề hôn nhân đồng tính dân sự là mâu thuẫn với những gì Giáo hội đã dạy.
Một số báo chí ở Úc đã các buộc các Giám mục địa phương vì đã chống lại ĐTC Phanxicô, những người mà họ cảm thấy như có phần ủng hộ vấn đề hôn nhân đồng tính với lời nhận định “Tôi là ai mà lại dám xét đoán người khác?”, và lời kêu gọi của họ về một Giáo hội toàn diện hơn.
Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô thực sự đã bảo vệ Giáo huấn Công giáo về vấn đề này. Trong tài liệu của mình về gia đình, Tông Huấn ‘Amoris Laetitia’, ĐTC Phanxicô đã viết: “Đối với những đề nghị đặt các mối quan hệ giữa những người đồng tính cùng cấp độ với vấn đề hôn nhân, hoàn toàn không có cơ sở để cân nhắc những sự kết hợp đồng tính luyến ái trở thành tương tự như kế hoạch của Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đình”.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Địa phận Sydney đã thách thức sự am hiểu của giới truyền thông trong một bài đăng trên một trang blog vào ngày 31 tháng 8. Đức Cha Fisher đã trích dẫn những điều mà ĐTC Phanxicô đã phát biểu gần đây, cũng như những điều mà Ngài đã phat biểu khi vẫn còn là Tổng Giám mục Buenos Aires, khi Argentina trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ Latinh hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
“Một cuộc hôn nhân – được hình thành bởi một người nam và một người nữ – không giống như sự kết hợp của hai người đồng giới. Việc nhận định không phải là phân biệt đối xử nhưng là phải tôn trọng sự khác biệt”, Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio viết. “Vào một thời điểm khi mà chúng ta nhấn mạnh đến tính phong phú của sự đa nguyên cũng như sự đa dạng về xã hội và văn hoá, đó chính là một sự mâu thuẫn nhằm giảm thiểu những sự khác biệt căn bản của con người”.
Đức Cha Fisher tiếp tục trích dẫn nhiều dịp khác nhau, trong đó ĐTC Phanxicô đã nhắc đi nhắc lại lập trường của Giáo hội khi Ngài nhấn mạnh rằng việc chăm sóc mục vụ một cách tế nhị đối với những người đồng tính cả nam lẫn nữ, trong đó bao gồm các cặp đồng tính, là “nhất quán với việc bảo vệ và duy trì chân lý đối với hôn nhân”.
“ĐTC Phanxicô đã nhiều lần chỉ rõ rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ là” bước đi lạc hậu đối với toàn thể nhân loại “và đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả chúng ta – trong đó có đồng tính luyến ái – bởi vì sự lành mạnh của “hệ sinh thái con người” phụ thuộc vào nền văn hoá hôn nhân lành mạnh”, Đức Cha Fisher viết, trong đó trích dẫn nhiều bài diễn văn của ĐTC Phanxicô vào năm 2013, năm 2014 và năm 2015.
Trích dẫn Tông Huấn ‘Amoris Laetitia’ trong một lá thư mục vụ của các Giám mục Australia, vị giám chức cũng cho biết rằng mỗi người phối ngẫu đều đóng góp một cách khác biệt trong việc nuôi dạy con cái. Vì lý do này, “Việc tôn trọng phẩm giá của một đứa trẻ nghĩa là khẳng định nhu cầu cũng như quyền tự nhiên của chúng trong việc có được một người mẹ và một người cha”.
Hiện có tới 5 triệu người Công Giáo tại Úc, và gần đây Đức Tổng Giám mục Denis Hart Địa phận Melbourne đã đưa ra lời cảnh báo rằng các công nhân viên Công giáo sẽ được mong đợi sống theo Giáo huấn của Giáo hội, bất kể kết quả của cuộc bỏ phiếu.
“Tất cả các giáo viên, các nhân viên Giáo xứ của chúng ta được mong đợi tất cả sẽ duy trì đức tin Công giáo và điều mà chúng ta xác tín về hôn nhân. Mọi người cần phải nhận thấy qua những lời nói và những gương rằng những Giáo huấn về hôn nhân của chúng ta đã được nhấn mạnh”, Đức Cha Hart nói.
Một cuốn sách bỏ túi do Hội đồng Giám mục Australia công bố hồi đầu tháng này chỉ rõ rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là “không phải là một lời chỉ trích đối với các mối quan hệ khác”, cũng không phải là một sự khẳng định “về sự cuồng tín, về sự độc đoán tôn giáo hay một truyền thống bất hợp lý, những là một sự công nhận đối với vấn đề sinh thái con người”.
Vào cuối tháng Tám, các Giám mục cũng đã đưa ra một chiến dịch, mời gọi tất cả mọi người Công giáo hãy cầu nguyện và ăn chay trong suốt tháng Mười sắp tới “bởi vì tất cả các gia đình đều cần đến những lời cầu nguyện của chúng ta và họ rất cần đến ơn Chúa”.
Trang web của Hội đồng Gia đình và Hôn nhân Công giáo mời gọi tất cả các giáo xứ, trường học và tất cả các gia đình trên khắp đất nước cầu nguyện “cho sự hiểu biết của quốc gia của chúng ta về tầm quan trọng của hôn nhân: chúng ta sẽ hành động để bảo vệ kế hoạch của Thiên Chúa đối với hôn nhân và đời sống gia đình. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho sự thịnh vượng của vấn đề hôn nhân và gia đình, và đặc biệt cầu nguyện cho những người có xu hướng quan hệ tình dục đồng giới”.
Minh Tuệ chuyển ngữ