Các gia đình Kitô giáo tại Assyria đã bị đối xử một cách thậm tệ. Họ đã phải hết sức cực nhọc bởi sự đau đớn và mệt mỏi vì suốt cuộc đời cứ phải sống cảnh vất vưởng nay đây mai đó. Người sáng lập và chủ tịch Hội đồng Cứu trợ Kitô giáo Iraq, bà Juliana Taimoorazy, đã giúp đỡ cho nhiều người Kitô hữu Assyrian, Syria và Chaldei tại Iraq.
Tổ chức này đã cung cấp các nguồn tiếp tế thiết yếu cần thiết trong tình huống vô cùng thảm khốc cho những người thiếu thốn. Juliana Taimoorazy và tổ chức của bà đã được nhận giải thưởng ‘Michelle Malkin’s Bulldog Award’ vì những nỗ lực cứu trợ của họ. Năm ngoái, 95.000 Kitô hữu Assyria tại Iraq đã nhận được sự trợ giúp của Hội đồng cứu trợ Kitô giáo Iraq.
Bà Taimoorazy cũng đã có một câu chuyện cá nhân tuyệt vời để chia sẻ. Bà đã trốn thoát khỏi Iran như một người tị nạn Kitô giáo.
“Hơn một nửa viện trợ của Hội đồng cứu trợ Kitô giáo Iraq đã được chuyển trực tiếp đến tận tay của các Kitô hữu dễ bị tổn thương tại Iraq. Và hơn 85% số Kitô hữu bị bách hại đang nhận được viện trợ của chúng tôi hiện đang ở Iraq”, hội đồng cho biết.
Các Kitô hữu Assyria và đức tin của họ hiện đang rất cần được bảo vệ tại Iraq. Những kẻ khủng bố Hồi giáo đã làm việc chống lại Kitô hữu kể từ năm 2003 không thể tiêu diệt được nhóm sắc tộc và di sản văn hoá của họ, bà Taimoorazy cho biết thêm.
Thật đau buồn, 253 Kitô hữu Assyrian đến từ 35 ngôi làng khác nhau sống dọc theo con sông Khabur đã bị ISIS (Nhà nước Hồi giáo Iran và Syria) bắt cóc vào ngày 23 tháng 2 năm 2015. Họ đã bị bắt làm con tin và cuối cùng được bọn chúng phóng thích.
Các Kitô hữu Iraq, những người đã bị ISIS tấn công, đã nhận được sự trợ giúp của Hội đồng cứu trợ Kitô giáo. Tổ chức này đã giúp đỡ các Kitô hữu Assyrian tại Syria, Lebanon, Syria, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội đồng Cứu trợ Kitô giáo Iraq đã cùng sát cánh với cộng đồng Kitô giáo Syria. Tổ chức này thậm chí còn giúp đỡ họ trong cuộc nội chiến nơi đất nước của họ mà hiện tại đã là năm thứ năm của cuộc nội chiến đau thương này. Năm ngoái, Hội đồng này đã hỗ trợ khoảng 8000 Kitô hữu dễ bị tổn thương sống ở Jordan. Tổ chức thậm chí đã cung cấp nơi trú ngụ an toàn cho các trẻ em Kitô giáo Assyrian để chúng có điều kiện được học tập và vui chơi.
Các nhân viên Tổ chức phân phát thực phẩm ở cấp độ khẩn cấp. Họ cung cấp thẻ tín dụng cho các gia đình để mua các mặt hàng thiết yếu để có thể tồn tại. Hơn nữa, các nhân viện cứu trợ cũng đã cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho các Kitô hữu đang mắc phải những căn bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư, và không đủ khả năng để điều trị.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều gia đình đã phải chạy trốn khỏi cảnh bạo lực và bách hại tôn giáo. Các gia đình Kitô hữu sống ở Thổ Nhĩ Kỳ đã báo cáo rằng họ đã phải giả vờ là những người Hồi giáo để nhận được sự trợ giúp hoặc nhằm tự cứu mình khỏi cuộc đàn áp tại quê nhà.
Bà Taimoorzy cho biết rằng các Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ thường là nạn nhân của các cuộc tấn công trong suốt thời kỳ biến động chính trị, chẳng hạn như sự biến động vào năm 2016 vốn là một cú đánh đột ngột đầy bất ngờ.
Minh Tuệ chuyển ngữ