Theo Giáo sư Fenggang Yang, chính sự đàn áp tôn giáo đang làm cho Giáo hội nên mạnh mẽ hơn tại Trung Quốc.
FENGGANG YANG – Đại học Purdue (Trung Quốc):
“Kitô giáo đã phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc. Khoảng năm 1980, có khoảng 6 triệu người theo đạo Tin Lành và Công giáo tại Trung Quốc. Đến năm 2010, ba mươi năm sau đó, số lượng Kitô hữu đã tăng lên 67 triệu, từ 8 triệu đến 67 triệu tín hữu. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10%”.
Fenggang Yang, đến từ Đại học Purdue, Trung Quốc, là một trong những tham dự viên tham dự hội nghị “Dưới lưỡi gươm của Cêsarê” (Under the Sword of Caesar) được tổ chức tại Washington DC. Trọng tâm của hội nghị là nghiên cứu về phản ứng đối với cuộc bách hại tôn giáo trên thế giới. Theo quan điểm của ông, sự đàn áp đang làm sản sinh một Giáo hội mạnh mẽ hơn tại Trung Quốc.
FENGGANG YANG – Đại học Purdue (Trung Quốc):
“Tất nhiên cuộc bách hại trong 5 năm qua đã gia tăng. Đó là sự thật. Nhưng đây là tình huống ít nhiều cũng giống như đế chế La Mã thế kỷ thứ tư, khi ‘Cuộc Đại Bách hại’ bắt đầu vào năm 303. Nhưng mười năm sau đó, Sắc lệnh Milan đã được ban hành, cho phép tự do tôn giáo đối với các Kitô hữu. Điều này cũng tương tự như ở Trung Quốc ngày nay”.
Những lời chứng của Giáo sư Yang là một trong những phần được lắng nghe nhiều nhất tại hội nghị “Dưới lưỡi gươm của Cêsarê”, được khai mạc bởi Đức Hồng Y Donald Wuerl Địa phận Washington.
Những thông tin từ hội nghị “Dưới lưỡi gươm của Cêsarê” xuất phát từ các báo cáo được tiến hành bởi các trường đại học Notre Dame và Georgetown. Các nghiên cứu cho thấy rằng trong 43% các trường hợp, phản ứng của người Kitô hữu đối với cuộc bách hại đó chính là gây hấn thụ động khi đối kháng với cuộc đối đầu. Hơn nữa, 30 % tìm kiếm sự liên đới với các cộng đồng tôn giáo khác hoặc các cơ quan dân sự.
Chính cuộc nghiên cứu này đã thắt chặt với các thực thể khác cho phép những tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. Nó cũng đã mang lại những kết quả tốt đẹp khác.
DANIEL PHILPOTT – Đại học Notre Dame:
“Đáng ngạc nhiên, trong số các chiến lược của các tổ chức Kitô giáo đó chính là sự tha thứ. Và sự tha thứ cũng có thể là một lời mời gọi hướng tới sự chuyển đổi và hoà giải, và vì thế, đó chính là một hình thức xây dựng các mối tương quan”.
Sự thành công của cách tiếp cận này đối với các tôn giáo khác đã được chứng minh tại đất nước Indonesia, một trong số ít các quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số nơi mà tình hình của các Kitô hữu đã được cải thiện.