Các chuyên gia: Lối nói ẩn dụ của ĐTC Phanxicô về một ‘bệnh viện dã chiến’ có một sức mạnh đặc biệt đối với châu Phi

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào đón đám đông khi ngài đến để cử hành Thánh lễ tại Sân vận động Barthelemy Boganda ở Bangui, Cộng hòa Trung Phi. (Tín dụng: CNS.)

ĐTC Phanxicô chào đón đám đông khi Ngài đến để cử hành Thánh lễ tại Sân vận động Barthelemy Boganda ở Bangui, Cộng hòa Trung Phi (Ảnh: CNS)

ENUGU, Nigeria – Theo một loạt các học giả tại Đại hội Thần học, Đời sống Mục vụ và Xã hội Liên châu Phi, phép ẩn dụ của ĐTC Phanxicô Giáo hội như “một bệnh viện dã chiến”, đã tạo ra sự cộng hưởng đặc biệt đối với lục địa châu Phi – và, họ nói, cần phải hướng dẫn việc thực hành mục vụ trong các lĩnh vực về giáo dục, phụng vụ và giáo dân.

ĐTC Phanxicô đã sử dụng cụm từ này trong cuộc phỏng vấn quan trọng đầu tiên sau cuộc bầu cử năm 2013, trong đó Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với Giáo hội để đáp ứng nhu cầu tức thì và cấp bách của người dân trước những lo ngại ít đe dọa đến tính mạng.

“Quả là sẽ rất vô ích khi hỏi một người bị thương nặng rằng liệu anh ta có bị cholesterol cao hay không và mức độ đường trong máu của anh ta thế nào”, ĐTC Phanxicô phát biểu vào thời điểm đó. “Chúng ta phải chữa lành vết thương của họ. Sau đó chúng ta mới có thể nói về những thứ khác”.

Trong đại hội từ ngày 5-8 tháng 12 tại Chủng viện ‘Bigard Memorial Seminary’ ở miền đông nam Nigeria, một số đại biểu đã dựa trên phép ẩn dụ của ĐTC Phanxicô để đưa ra một tầm nhìn về một Giáo hội tại châu Phi vốn khuyến khích việc tái định hình các sứ vụ và chương trình của họ theo mô hình gần gũi hơn sau phương pháp của ĐTC Phanxicô trong việc tiếp xúc với một đàn chiên bị tổn thương.

Cha Osita Asogwa, Giảng viên Triết học tại Chủng viện ‘Bigard Memorial Seminary’, đã chia sẻ với các tham dự viên rằng tầm nhìn của ĐTC Phanxicô về một bệnh viện dã chiến phải tập trung vào việc “chăm sóc mục vụ trong những tình huống cụ thể”.

Những chia sẻ của Linh mục Asogwa, tập trung đặc biệt vào lĩnh vực giáo dục, và ngài khuyến khích việc xem xét lại hoàn toàn cách tiếp cận trong bối cảnh châu Phi.

Được thúc đẩy bởi lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô về hoạt động truyền giáo lớn hơn, Linh mục Asogwa cho biết rằng “Tin Mừng phải được chia sẻ trực tiếp với người đó”, với sự tập trung đặc biệt vào “sự đổi mới và hồi sinh”. Linh mục Asogwa chia sẻ thêm rằng giáo dục cần phải tập trung vào “thực tế trong dân chúng”, để hiểu rõ hơn về bệnh viện dã chiến nơi mà trong đó Giáo hội đang hoạt động và ít tập trung vào các mối bận tâm về trí tuệ và đồng thời tập trung nhiều hơn về sự cần thiết cần phải nói với mọi người về những đau khổ và tình huống đặc biệt của họ.

Linh mục Asogwa đã chỉ trích thực tế là cho đến ngày nay, không có Trường Đại học Giáo hoàng nào ở châu Phi – một vấn đề mà ngài cho biết rằng ngài đã đặt ra cho các quan chức Giáo triều La Mã, và nó đã không được trả lời. Hơn nữa, Linh mục Asogwa cũng cho biết rằng các chương trình giáo dục thường được định hình với Vatican, và ý kiến cho rằng “Rome có thể không thích điều này” chính là “một câu thần chú vốn đã giết chết hầu hết các hoạt động học thuật của chúng tôi”.

Đối với Giáo sư Patrick Chibuko, Chủ tịch Ủy ban Phụng vụ Thánh tại Học viện Công giáo Tây Phi, lối sống giản dị của ĐTC Phanxicô và sự tập trung của Ngài đối với những khu vực ngoại vi “đã khắc họa hình thức của một Giáo hội mà Ngài đang đề xuất”.

“Bệnh viện dã chiến”, Giáo sư Chibuko khẳng định, “đòi hỏi một Phụng vụ tương ứng về nội dung và cách diễn tả”.

Phụng vụ, Giáo sư Chibuko tiếp tục tranh luận, phải kêu gọi cái đầu, quả tim và đôi bàn tay và lời kêu gọi đó đối với trí tuệ, cảm xúc và sự phục vụ đều phải hiện diện. Giáo sư Chibuko cũng lưu ý rằng phụng vụ không thể cứ mãi “nghiêm khắc và không thay đổi”, mà phải phản ánh đời sống của Giáo hội.

“Về bản chất, Phụng vụ mang tính năng động, bởi vì nó phục vụ Giáo hội”, Giáo sư Chibuko lưu ý, và đồng thời ngài cũng cho biết thêm rằng trong bệnh viện dã chiến, phụng vụ không thể chỉ theo nghi thức La Mã mà nó còn đánh giá cao văn hóa địa phương và “giúp cho người dân châu Phi tự hiểu mình”.

Tiến sĩ Nontando Hadeb, người giảng dạy Thần học Mục vụ tại Đại học Thánh Augustine tại Nam Phi, cho biết rằng bệnh viện dã chiến của Giáo hội phải tập trung ra khu vực bên ngoài và giáo dân phải đóng vai trò như là “tiêu điểm của bệnh viện dã chiến đó”, và các chương trình cũng như các công việc mục vụ phải được định hình dựa trên các nhu cầu và thực tế khác nhau.

“Giống như một bệnh viện có những bệnh nhân khác nhau với nhu cầu sức khỏe khác nhau, giáo dân cũng không đồng nhất. Họ có những nhu cầu khác nhau tiếng nói khác nhau, những vết thương khác nhau”, Tiến sĩ Hadeb tiếp tục. “Họ là những người phải sống giữa thế giới, và họ đại diện cho những tiếng nói khác nhau, những người có khả năng nhìn thấy những điều khác biệt so với những người khuyết tật, có những người ly dị, những người đã tái hôn và những người khác. Chúng ta phải lắng nghe họ”.

“Chúng ta cần phải cùng đồng hành với họ và đưa ra các giải pháp khác nhau”, Tiến sĩ Hadeb kết luận. “Chúng ta không thể chỉ cung cấp một loại thuốc”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết