Các chuyên gia Công giáo tìm cách chấm dứt cuộc xung đột Hàn Quốc-Nhật Bản

Khoảng 50 học giả đến từ các quốc gia láng giềng đối thủ đã gặp gỡ nhau tại một hội nghị quốc tế từ ngày 30-31 tháng 10 tại Seoul sau khi các mối quan hệ ngoại giao giảm xuống mức thấp mới trong những tháng gần đây. Cuộc hội thảo nhấn mạnh rằng sự tha thứ là cần thiết để mang lại sự hòa giải giữa các quốc gia láng giềng thù địch

Các chuyên gia Công giáo từ Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về cách xây dựng hòa bình giữa các quốc gia thù địch của họ tại một hội nghị quốc tế 30-31 tháng 10 tại Đại học Sogang ở Seoul. (Ảnh: Thời báo Công giáo, Hàn Quốc)

Các chuyên gia Công giáo đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về cách thức xây dựng hòa bình giữa các quốc gia thù địch của họ tại một hội nghị quốc tếtừ ngày 30-31 tháng 10 tại Đại học Sogang, Seoul. (Ảnh: Thời báo Công giáo, Hàn Quốc)

Trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản trong tháng này tập trung vào vấn đề hòa bình toàn cầu, các học giả Công giáo từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang tìm cách chấm dứt cuộc xung đột giữa hai quốc gia.

Khoảng 50 học giả đến từ các quốc gia láng giềng đối thủ đã gặp gỡ nhau tại một hội nghị quốc tế từ ngày 30-31 tháng 10 tại Seoul sau khi các mối quan hệ ngoại giao giảm xuống mức thấp mới trong những tháng gần đây.

“Con đường đến với sự hòa giải phải là sự tiếp nối của việc cầu xin sự khoan dung và tha thứ”, theo Linh mục Dòng Tên Alexander Pak Sang-hun người Hàn Quốc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dòng Tên.

Vị Linh mục Dòng Tên đã đề cập đến trọng tâm của cuộc tranh chấp giữa các quốc gia – bồi thường cho khoảng 200.000 “phụ nữ mua vui” người Hàn Quốc vốn đã bị người Nhật ép buộc vào các dịch vụ tình dục trong Thế chiến thứ hai.

Nhật Bản tuyên bố vấn đề bồi thường đã được giải quyết khi Nhật Bản đã trao hơn 800 triệu đô la viện trợ kinh tế và các khoản vay cho Hàn Quốc vào năm 1965 khi quan hệ ngoại giao cũng được bình thường hóa.

Nhật Bản cũng đã xin lỗi về tội ác của mình trong việc lợi dụng phụ nữ làm nô lệ tình dục, và vào năm 2015, Nhật Bản đã hứa hẹn sẽ thành lập một quỹ trị giá 9 triệu đô la Mỹ để giúp đỡ các nạn nhân còn sống sót, tất cả đều được cho là hiễn đã trên 80 tuổi.

Ông Lim Ji-hyeon, Giám đốc Viện nghiên cứu toàn cầu tại Hàn Quốc, đã giới thiệu một lá thư do Hội đồng Giám mục Ba Lan gửi cho đối tác Đức vào năm 1965. Thông điệp bày tỏ sự tha thứ cho những tội ác của Đức Quốc xã tại Ba Lan.

“Lúc đó, bức thư không được chấp nhận, nhưng nó đóng vai trò như là động lực cho hòa bình giữa các quốc gia. Các cuộc gặp gỡ trao đổi của các Giám mục Nhật Bản và Hàn Quốc trong 20 năm qua sẽ chính là nền tảng của tinh thần đoàn kết hòa bình giữa haiquốc gia đối thủ”, ông Lim nói.

Tất cả những công việc của “các Giáo hội Nhật Bản và Hàn Quốc vượt ra ngoài của Giáo hội để mang lại hòa bình thông qua sự liên đới”, theo Linh mục Dòng Tên Mitsunobu Ichiro, Giáo sư tại Đại học Sophia tạiTokyo.

Các giám mục Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi hàng năm kể từ năm 1996.

“Tình yêu thương và tinh thần Hòa giải của Giáo hội Công giáo tại Nhật Bản và Hàn Quốc” chính là chủ đề của hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Viện nghiên cứu toàn cầu và Viện nghiên cứu thần học của Đại học Sogang do Dòng Tên điều hành.

Các học giả Công giáo đã gặp gỡ nhau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chuẩn bị cho cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bangkok.

Các nhà lãnh đạo đã có một cuộc họp ngắn vào ngày 4 tháng 11, lần đầu tiên trong hơn một năm sau khi cuộc tranh chấp kéo dài giữa các quốc gia đã lan sang các mối quan hệ kinh tế và kinh doanh.

Căng thẳng ngoại giao giữa họ tiếp tục gia tăng khi Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị đến thăm Nhật Bản và các thành phố bị ném bom hạt nhân Hiroshima và Nagasaki từ ngày 23-26 tháng 11, khi Ngài dự kiến sẽ lên tiếng phản đối chống lại các loại vũ khí hạt nhân và đồng thời kêu gọi hòa bình toàn cầu.

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong khi gặp gỡ các giám mục Nhật Bản, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực của họ nhằm mang lại hòa bình trong khu vực, nơi mà chủ nghĩa cộng sản, các mối đe dọa hạt nhân và các cuộc cạnh tranh trong lịch sử buộc các quốc gia coi nhau như là kẻ thù.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết