Các chính trị gia Indonesia: “Hãy noi theo ĐTC Phanxicô để trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi”

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia (KWI), Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo Địa phận Jakarta, đã kêu gọi các chính trị gia Công giáo của quốc gia mình noi theo mẫu gương của ĐTC Phanxicô nếu họ muốn trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi. “Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có thêm nhiều chính trị gia có khả năng đối thoại chân thành và hiệu quả nhằm mục đích chữa lành những gốc rễ sâu xa nhất – chứ không chỉ đơn giản là bề ngoài – của những tệ nạn trong thế giới của chúng ta. Hoạt động chính trị, mặc dù thường bị gièm pha, vẫn là một ơn gọi cao cả và là một trong những hình thức cao nhất của tinh thần bác ái, cũng như trong việc tìm kiếm thiện ích chung”, Đức Hồng Y Suharyo nói.

Người dân chụp ảnh ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm Bệnh viện St. Louis tại Bangkok hôm 21 tháng 11. Đức Hồng y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo Địa phận Jakarta, người Indonesia, đã kêu gọi các nhà lập pháp Công giáo hãy noi theo gương của ĐTC Phanxicô (Ảnh: AFP)

Người dân chụp ảnh ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm Bệnh viện St. Louis tại Bangkok hôm 21 tháng 11. Đức Hồng y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo Địa phận Jakarta, người Indonesia, đã kêu gọi các nhà lập pháp Công giáo hãy noi theo gương của ĐTC Phanxicô (Ảnh: AFP)

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia (KWI) đã kêu gọi các chính trị gia Công giáo của quốc gia mình noi theo mẫu gương của ĐTC Phanxicô nếu họ muốn trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi.

“ĐTC Phanxicô là nắm muối mặn nhất và là ánh sáng tuyệt vời nhất của thế giới”, Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo Địa phận Jakarta chia sẻ một cách giản dị trong Thánh lễ long trọng được cử hành vào ngày 20 tháng 11 tại Jakarta để cầu nguyện cho các chính trị gia Công giáo trên khắp đất nước.

ĐHY Suharyo chia sẻ rằng “ĐTC Phanxicô không thể trở thành con người như bây giờ nếu Ngài chưa từng trải nghiệm Lòng thương xót của Thiên Chúa. Kinh nghiệm đó đã biến Ngài trở thành một người luôn luôn cùng đồng hành với những người cần được giúp đỡ, ĐHY Suharyo chia sẻ thêm.

Sau đó, Đức Hồng Y Suharyo đã trích dẫn “Evangelii Gaudium”, Tông Huấn của ĐTC Phanxicô gửi các Giám mục, giáo sĩ, những người sống đời tận hiến và giáo dân về việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay.

“Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có thêm nhiều chính trị gia có khả năng đối thoại chân thành và hiệu quả nhằm mục đích chữa lành những gốc rễ sâu xa nhất – chứ không chỉ đơn giản là bề ngoài – của những tệ nạn trong thế giới của chúng ta. Hoạt động chính trị, mặc dù thường bị gièm pha, vẫn là một ơn gọi cao cả và là một trong những hình thức cao nhất của tinh thần bác ái, cũng như trong việc tìm kiếm thiện ích chung”, Đức Hồng Y Suharyo nói.

“Chúng ta cần phải xác quyết rằng bác ái ‘không chỉ là nguyên tắc đối với các mối quan hệ vi mô [với bạn bè, với các thành viên gia đình hoặc trong các nhóm nhỏ], mà còn đối với các mối quan hệ vĩ mô [xã hội, kinh tế và chính trị]’”.

“Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có thêm nhiều chính trị gia luôn luôn bận tâm lo âu về tình hình xã hội, con người, và cuộc sống của người nghèo. Điều quan trọng đó chính là các nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà lãnh đạo tài chính cần phải quan tâm chú ý và mở rộng tầm nhìn của họ, đồng thời nỗ lực làm việc để đảm bảo rằng tất cả mọi công dân đều có công ăn việc làm, giáo dục và chăm sóc sức khỏe phù hợp với phẩm giá của họ”.

Đức Hồng Y Suharyo kêu gọi các chính trị gia Công giáo trở thành những tác nhân của sự thay đổi vì lợi ích của Giáo hội và xã hội.

“Anh chị em đã lựa chọn con đường chính trị như một sự đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa để sống một cuộc sống Kitô hữu hoàn hảo. Anh chị em được mời gọi để phục vụ Giáo hội và quốc gia của mình”, Đức Hồng Y Suharyo nói.

Andreas Eddy Susetyo, một nhà lập pháp thuộc Hạ viện Indonesia, đã phát biểu với ucanews rằng lời kêu gọi của Đức Hồng y Suharyo quả là “đầy cảm hứng”.

Đức Hồng y Suharyo chia sẻ rằng ngài sẽ noi theo gương của ĐTC Phanxicô trong việc thúc đẩy việc cải thiện cuộc sống của người dân liên quan đến vấn đề công ăn việc làm, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Herman Yogobi, một thành viên của Hội đồng lập pháp tỉnh Papua, cũng đã hoan nghênh lời kêu gọi của vị Giám chức.

“Tôi đã được người dân lựa chọn, vì vậy tôi phải chiến đấu cho họ và cho Giáo hội. Tôi phải là một người trong số họ để trở nên muối men và là ánh sáng cho thế giới trong ánh mắt của họ”, Đức Hồng y Suharyo nói.

Theo Cha Paulus Christian Siswantoko, Thư ký của Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Indonesia, có hơn 900 thành viên hội đồng lập pháp Công giáo trên khắp Indonesia.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết