Cá chết bất thường trên sông Bùng ở Nghệ An
Liên tiếp trong vài tháng nay, hiện tượng cá chết trên sông Bùng (Nghệ An) khiến người dân hoang mang, lo lắng.
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, trong ngày 17-9, cá bắt đầu chết và nổi trên mặt nước hàng loạt với số lượng trên 2.5 tấn cá tự nhiên và cá nuôi lồng của hộ gia đình ông Chu Văn Thanh (xã Liễu Hạnh, huyện Diễn Châu) bị chết.
Cũng theo người dân địa phương, cách đây khoảng 2 tháng, cá trên sông Bùng cũng chết bất thường khi nước sông chuyển màu đỏ sẫm, bốc mùi hôi thối. Nhiều người đặt nghi vấn, chất thải của nhà máy trên thượng nguồn đã làm ô nhiễm nguồn nước sông Bùng khiến cá chết.
Dù hiện tượng cá chết đã diễn ra gần 2 tháng nhưng mới đây, Phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu mới lấy mẫu nước thử trên sông Bùng để tiến hành phân tích, tìm hiểu nguyên nhân cá chết trên sông Bùng, chưa có được câu trả lời cụ thể cho người dân.
Trong lúc chờ đợi thông tin từ phía cơ quan chức năng, người dân huyện Diễn Châu sống trong tình trạng lo lắng bởi số lượng cá tự nhiên lẫn nuôi bè tiếp tục chết bất thường. Người dân đối mặt với thô lỗ và nghèo đói.
Hơn chục năm sống chung với ô nhiễm nhà máy giấy
Hơn chục năm qua, người dân phường Tào Xuyên (Thanh Hóa) sống cạnh nhà máy giấy gây ô nhiễm không khí, nguồn nước. Họ đã nhiều lần phản ánh nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Nhiều năm nay, người dân khu phố Nghĩa Sơn 1 và Nghĩa Sơn 3, phường Tào Xuyên (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) sống trong cảnh khốn sở vì ống khói do Nhà máy sản xuất giấy Hoàng Đông (đóng tại phố Nghĩa Sơn 1) xả ra môi trường.
Do nằm giữa khu dân cư, khói thải của nhà máy ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con. Khói có mùi hôi rất khó chịu. Buổi tối đóng cửa, người dân vẫn không thể ngủ được.
Chị Trịnh Thị Đức (30 tuổi) cho hay, khói tỏa cả khu dân cư, mọi người có thể chịu được nhưng khổ nhất là người già và trẻ nhỏ.“Tôi có con nhỏ thường bị các chứng bệnh về đường hô hấp. Cháu đã hơn 1 tuổi nhưng bị còi cọc, phát triển chậm hơn bạn bè cùng lứa tuổi. Nhiều đêm cháu không thể ngủ được, khóc thét lên” – chị Đức lo lắng.
Theo phản ánh của các hộ dân, nhà máy giấy này còn thường xuyên xả thải theo đường rãnh nước dân sinh vào ban đêm, nhiều nhất là những ngày trời mưa. Nước thải có màu nâu đục, mùi tanh thối khó chịu.
Dù người dân bức xúc, liên tục kêu cứu đến các ngành các cấp nhưng đến nay vẫn không được giải quyết.
Dù UBND TP Thanh Hóa đã về nhà máy này kiểm tra và có buổi họp với các bên liên quan, quyết định sẽ di dời toàn bộ nhà máy sản xuất giấy của Công ty TNHH Hoàng Đông ra khỏi khu dân cư nhưng cần phải thực hiện theo lộ trình phù hợp.
Trong khi chờ đợi nhà máy di dời, người dân phường Tào Xuyên vẫn phải chịu cảnh sống chung với nhà máy giấy ô nhiễm như hơn 10 năm qua. Hi vọng chính quyền sẽ vào cuộc mạnh mẽ, sớm di dời để người dân ổn định cuộc sống.
Cán bộ kê khống, ém hàng trăm triệu đồng tiền hỗ trợ nông dân nhưng chỉ bị khiển trách
Theo kết luận thanh tra, UBND huyện Hòn Đất ban hành 70 quyết định phân bổ kinh phí cho 14 xã, thị trấn để hỗ trợ các hộ nông dân và tổ chức kinh tế trồng lúa.
Đến thời điểm kết thúc thanh tra vào cuối tháng 8-2016, 14 xã, thị trấn thực hiện chi hỗ trợ trên 134,8 tỉ đồng. Hiện còn tồn đọng tại Kho bạc huyện Hòn Đất số tiền trên 7,47 tỉ đồng chưa chi hết cho dân.
Không chỉ chi hỗ trợ chậm theo quy định, cơ quan thanh tra còn phát hiện một loạt sai phạm tại tất cả các xã, thị trấn ở Hòn Đất.
Cụ thể, xã Bình Giang quyết toán không đúng thực tế số tiền 18,55 triệu đồng hỗ trợ cho 16 hộ dân. Trong số 12 hộ dân, chỉ có 4 hộ nhận tiền, 4 hộ chưa nhận do xã… quên thông báo, một hộ hoàn toàn không có thật và 7 hộ bị trùng danh sách.
Trong hai năm 2012 và 2013, xã Mỹ Hiệp Sơn quyết toán nhưng chưa chi tiền hỗ trợ cho 202 hộ dân với số tiền hỗ trợ bị ém lại xã lên tới trên 75 triệu đồng.
Năm 2014, UBND huyện Hòn Đất tổ chức kiểm tra tại xã này và phát hiện sai phạm nhưng lại không ra quyết định thu hồi mà chỉ ra lệnh miệng yêu cầu xã phải nộp trả số tiền vào kho bạc huyện, đến nay việc này vẫn chưa thực hiện.
Còn lại 12 xã, thị trấn thì lập dự toán đề nghị số hộ và diện tích cao hơn thực tế, dẫn đến cấp thừa kinh phí, không có đối tượng chi. Khi quyết toán hằng năm, các xã, thị trấn không nộp trả ngân sách mà giữ lại xã với tổng số tiền trên 3,69 tỉ đồng.
Trong đó, xã Bình Sơn “ém” trên 319 triệu đồng, Nam Thái Sơn trên 459 triệu đồng, Sơn Kiên trên 927 triệu đồng, Mỹ Hiệp Sơn trên 927 triệu đồng…
Không chỉ chính quyền kê khống, ém tiền hỗ trợ nông dân mà các doanh nghiệp trồng lúa cũng tham gia. Công ty TNHH một thành viên Nông lâm nghiệp Kiên Giang nhận tiền, hạch toán vào nguồn thu nhưng không chi cho 91 hộ trực tiếp nhận khoán trồng lúa.
Đến lúc bị thanh tra, doanh nghiệp nhà nước này mới lật đật mời 91 hộ dân đến nhận số tiền trên 370 triệu đồng. Cá nhân ông Lê Văn Nhiên, chủ nhiệm Hợp tác xã lâm ngư Rừng Xanh, nhận tiền của xã Nam Thái Sơn cấp nhưng lại để ngoài sổ sách không chi cho 69 hộ xã viên tổng số tiền 318 triệu đồng.
Dù sự việc nghiêm trọng nhưng đoàn thanh tra chỉ kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo UBND huyện Hòn Đất kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với hàng chục cán bộ ở các xã, thị trấn có liên quan tới sai phạm.
Trường hợp duy nhất bị đề nghị chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh Kiên Giang để làm rõ sai phạm xử lý hình sự là ông Lê Văn Nhiên do có hành vi chiếm dụng tiền hỗ trợ của các hộ xã viên.
Điều đáng nói, dù sai phạm như vậy nhưng nhiều cán bộ lãnh đạo xã lại được đề bạt chức vụ cao hơn ở cấp huyện.
Dồn bệnh nhân nằm ghép để lấy giường dịch vụ
Trong những ngày qua, lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã đi kiểm tra các “điểm nóng” về nằm ghép tại nhiều bệnh viện tuyến T.Ư ở Hà Nội để lấy giường dịch vụ.
Tại Khoa Thần kinh và Viện Tim mạch quốc gia, thuộc Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội), cảnh bệnh nhân nặng phải nằm ghép 2 – 3 người/giường bệnh, trải chiếu nằm dọc lối đi là điều dễ bắt gặp.
Trong khi đó, Viện Tim mạch quốc gia, dù đã có riêng khoa khám, điều trị theo yêu cầu xây rất rộng, khang trang nhưng ở một số phòng bệnh thông thường vẫn ngăn một phần diện tích để dành cho giường dịch vụ, bất chấp tình trạng nằm ghép rất trầm trọng kéo dài nhiều năm qua. Lãnh đạo Viện cho biết hiện có 273 giường thực kê trong đó giường dịch vụ chiếm hơn 1/2 (149 giường).
Dù quá tải trầm trọng như vậy, nhưng theo một cán bộ của khoa này, Ban Giám đốc BV Bạch Mai vẫn cho khoa kê giường dịch vụ đến 30% tổng số giường bệnh.
Việc tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên là điều dễ dàng bắt gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số bệnh viện vì nhu cầu lợi nhuận đã tăng số lượng giường dịch vụ vượt mức yêu cầu, bắt những bệnh nhân nặng phải nằm ghép 2-3 người trên 1 giường khiến cho việc hỗn độn, quá tải liên tục xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe những người khám chữa bệnh.
Anh Minh (tổng hợp)